Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 18

20
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Thực trạng tiếp cận vốn
của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc hình thành AEC mở ra nhiều triển vọng hấp
dẫn cho khu vực doanh nghiệp (DN). DN nhiều
nước đã những chuẩn bị với những mục tiêu nhất
định cho sự kiện này. Để có thể bắt kịp và “chớp”
cơ hội với AEC, các DN Việt Nam cần tạo ra lợi thế
và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Việc tiếp
cận được các khoản tín dụng ngân hàng sẽ giúp các
DN nhỏ và vừa (DNNVV) nâng cao năng lực cạnh
tranh, tuy nhiên, trên thực tế họ lại đang gặp những
khó khăn, trở ngại nhất định:
Một là, tỷ lệ tiếp cận vay và vốn vay được còn thấp,
nợ xấu tăng nhanh, tài sản đảm bảo vay khó khăn:
Theo khảo sát mới đây của Viện Khoa học Quản
trị DNNVV, chỉ có khoảng 32,38% số DN cho biết có
khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên;
35,24% phản ánh là khó tiếp cận; số còn lại cho biết
không thể tiếp cận. Kênh huy động vốn khác trên
thị trường như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc
tự huy động vốn thì phần lớn các DNNVV thường
không có đủ điều kiện và uy tín.
Tính đến hết tháng 5/2014, tỷ trọng dư nợ khu
vực các DNNVV chỉ chiếm 25% tổng dư nợ toàn
nền kinh tế; có khoảng 24,4% số các DNNVV được
vay vốn tín dụng; gần 70% là vay ngắn hạn; gần
90% vay bằng nội tệ; tỷ lệ nợ xấu luôn xu hướng
tăng (trên 5%). Trong khi đó tổng giá trị tài sản đảm
bảo lại tăng bình quân 7% suốt 03 năm gần đây và
tỷ trọng tài sản đảm bảo so tổng dư nợ tăng đáng
kể. Điều này cho thấy mức độ tín nhiệm chung về
tín dụng thấp và ràng buộc điều kiện tín dụng cao
đối với khu vực này. Tuy vậy, cả về tốc độ, tỷ trọng
tín dụng DNNVV cũng đã có dấu hiệu tăng nhẹ.
Hai là, tỷ lệ tiếp cận và được bảo lãnh rất thấp, tỷ lệ
rủi ro về bảo lãnh cao:
Những năm gần đây, thực tế cho thấy tỷ lệ các
DNNVV được bảo lãnh vay vốn từ Ngân hàng Phát
triển Việt Nam (VDB) vẫn thấp cả về số lượng cũng
như giá trị bảo lãnh. Tỷ lệ rủi ro bảo lãnh cao tới
26,96%. Tỷ lệ từ chối trả thay của VDB cũng khá cao
18,63%.
DNNVV tiếp cận tín dụng của các NHTM thông
qua bảo lãnh của VDB ngày càng hạn chế. Thậm
chí 03 năm gần đây không có trường hợp DNNVV
được bảo lãnh vay qua VDB.
Ba là, tái cơ cấu nợ và hiệu ứng giảm lãi vay còn
chậm:
Theo Báo cáo của Thống đốc NHNN tại cuộc gặp
Thủ tướng đối thoại DN ngày 28/04/2014, mặt bằng
lãi suất cho vay đã giảm tới 70% so tháng 11/2012,
khi đó mức lãi suất cho vay từ 13% trở lên chỉ chiếm
khoảng 16,5%; tương ứng trên 15% chiếm khoảng
5%, gần 80% đã giảm còn 9-12% (tùy kỳ hạn).
Đến đầu tháng 10/2014, dư nợ các DNNVV có lãi
suất trên 15% chiếm 4,5% tổng dư nợ của nền kinh
tế (chiếm 18% tổng dư nợ khu vực các DNNVV);
lãi suất từ 13% trở lên chiếm 12,9% ... Các lĩnh vực
nông nghiệp, xuất khẩu, các DNNVV, công nghiệp
hỗ trợ được vay lãi suất 7- 8%, sản xuất kinh doanh
thông thường 9-10% (ngắn hạn) và 10,5-12%/năm
(trung, dài hạn); đối tượng VIP chỉ 6-7%.
Việc tiếp cận vay vốn đối với số DN chưa được
tái cơ cấu, và/hoặc tái cơ cấu theo Thông tư 09 của
NÂNGCAOKHẢNĂNGTIẾPCẬNVỐN
CỦA DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA TRONG AEC
TS. PHẠM NGỌC LONG -
Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam đã ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây
nhưng vẫn chưa đủ sức kích “cầu” tín dụng khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dù đuối sức
cạnh tranh trong khi tiến trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đã cận kề, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam vẫn thờ ơ với dòng vốn vay từ ngân hàng. Bài viết sau đây
sẽ giải đáp những khúc mắc trên và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị phù hợp.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...86
Powered by FlippingBook