74
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm
tra thuế đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó
góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) của ngành
Thuế. Nhờ đó đã kịp thời ngăn chặn các hành vi gian
lận, trốn thuế, chống các hoạt động chuyển giá thông
qua giao dịch liên kết, nhằmkhai thác tăng thuNSNN.
Để tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược cải cách
công tác thanh tra giai đoạn 2011 - 2015, Tổng cục
Thuế đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành tích
cực tham gia cụ thể hóa quy định của Luật Quản
lý thuế tại cấu phần thanh tra, kiểm tra đảm bảo
phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt
Nam. Song song với đó, ngành Thuế còn tích cực
triển khai phần mềm ứng dụng tin học cho công
tác thanh tra, kiểm tra thuế; nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra
thuế và xây dựng hoàn thiện phầm mềm tự động
kiểm tra tờ khai thuế.
Năm 2014, ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra đối
với 67.814 doanh nghiệp (DN), đạt 90,63% kế hoạch
thanh tra, kiểm tra năm 2014 và bằng 105,76% so
với năm 2013; kiến nghị xử lý thu vào ngân sách
số tiền thuế là 12.212,62 tỷ đồng, bằng 89,42% so
với năm 2013; giảm khấu trừ là 1.047,37 tỷ đồng,
bằng 88,70% so cùng kỳ. Đồng thời, qua hoạt động
thanh tra đã đôn đốc nộp vào ngân sách 7.757,62 tỷ
đồng, bằng 80,2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong
đó, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.077 DN lỗ, DN
có dấu hiệu chuyển giá và DN có hoạt động giao
dịch liên kết (bằng 145,45% so với cùng kỳ), giảm
lỗ 5.439,87 tỷ đồng (bằng 282,51% so với cùng kỳ),
truy thu, truy hoàn và phạt 1.607,7 tỷ đồng (bằng
292,74% so với cùng kỳ). Theo Bộ Tài chính, trong 3
tháng đầu năm 2015, cơ quan thuế đã xử lý thu vào
NSNN trên 1.300 tỷ đồng sau khi tiến hành thanh
tra, kiểm tra, với trên 10.000 DN. Qua đó, đã xử
lý khoảng 9.800 tỷ đồng tiền nợ thuế từ năm 2014
chuyển sang, góp phần giảm 0,7% nợ thuế so với
thời điểm 31/12/22014.
Kết quả này có được là nhờ ngành Thuế đã triển
khai thực hiện tốt những yếu tố sau:
Thứ nhất,
Tổng cục Thuế thường xuyên phối hợp
với các đơn vị liên quan để tăng cường kiểm tra,
giám sát chặt chẽ việc kê khai hải quan và kê khai
thuế đối với DN có rủi ro cao về thuế, nhằm chống
các hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ
NSNN. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến
các chính sách thuế và quản lý thuế mới đến người
nộp thuế.
Bên cạnh đó, ngành Thuế đã xây dựng và giao
chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2014 đến từng đơn vị, chỉ
đạo các đơn vị tăng cường áp dụng các biện pháp
đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế theo đúng quy
định, quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Thứ hai,
xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi
tiết đối với từng người nộp thuế, từng khoản thu,
sắc thuế, từng địa bàn, khu vực kinh tế; đồng thời,
đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả
để đạt được chỉ tiêu. Hơn nữa, cơ quan thuế cũng
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan (Kho
bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng, toà án, công an) để thực hiện các biện pháp
đôn đốc và cưỡng chế thu hồi đối với người nợ thuế
có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày và đã hết thời
hạn gia hạn nộp thuế.
Thứ ba,
tổ chức sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực để
THANHTRA, KIỂMTRATHUẾ:
MỘT SỐVẤNĐỀ ĐẶT RA
ThS. NGUYỄN THỊ HỆ -
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Công tác thanh tra, kiểmtra thuế làmột trong những nhiệmvụ trọng tâmcủa ngành Thuế
nhằmđảmbảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Nhờ công tác này, hàng nămngành Thuế đã phát hiện, xử lý truy thu hàng nghìn tỷ
đồng vào ngân sách nhà nước, đặc biệt là phanh phui được nhiềumánh khóe gian lận thuế.