44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của
xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu
phải lớn hơn 1. Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất
khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với
hàng xuất khẩu tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập
khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm
giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thương
mại tùy thuộc vào độ co dãn theo giá. Nếu hàng xuất
khẩu co dãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng
hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá, do đó, kim ngạch xuất
khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu co dãn
theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm.
Cả hai yếu tố này đều góp phần cải thiện cán cân
thương mại.
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa
thường không co dãn theo giá cả trong ngắn hạn,
bởi thói quen tiêu dùng không thể thay đổi dễ dàng.
Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp
ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân
thương mại trong ngắn hạn xấu đi. Trong dài hạn,
khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu
dùng của mình theo giá mới, cán cân thương mại
mới được cải thiện.
Tác động tỷ giá hối đoái
đến cán cân thương mại Việt Nam hiện nay
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào
nền kinh tế quốc tế, việc nhận diện những tác động
của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam
là việc làm cần thiết trong bối cảnh các rào cản thuế
quan và hạn ngạch hàng hóa nhằm bảo hộ thương
mại buộc phải dỡ bỏ dần.
Một số hạn chế từ việc phá giá VND
Một là,
năng lực sản xuất hàng hóa trong nước còn
hạn chế, các mặt hàng sản xuất trong nước đều phụ
thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu khiến tỷ giá ít
tác động đến cán cân thương mại, cụ thể:
- Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập
khẩu: Có một số hàng hóa mà các nền kinh tế đang
phát triển (gồm cả Việt Nam), không hoặc có thể
sản xuất được thì chất lượng không tốt bằng hay
giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập
khẩu đắt hơn, người tiêu dùng chưa chắc sẽ lựa
chọn hàng trong nước. Như vậy, nếu thực hiện phá
giá, nền kinh tế Việt Nam với năng lực sản xuất
hàng thay thế cho hàng nhập khẩu còn yếu sẽ khó
hạn chế được nhập khẩu.
- Năng lực sản xuất hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu: Đa phần doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn sản
xuất nhỏ lẻ và có năng suất thấp. Nếu DN trong nước
không có năng lực sản xuất hàng xuất khẩu hoặc
không tìm được thị trường xuất khẩu, khi Chính phủ
thực hiện phá giá, những cơ hội kinh doanh tốt mà
Chính phủ hướng tới thông qua phá giá sẽ bị bỏ lỡ,
hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại chưa
chắc được cải thiện.
- Điều hành tỷ giá ít có tác động đến cán cân
thương mại ở Việt Nam: Về mặt lý thuyết, nếu tiền
đồng được định giá cao, hàng hóa nội địa sẽ mất dần
tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến xuất khẩu và cán cân
thương mại. Ngược lại, nếu tiền đồng được định giá
thấp, hàng hóa trong nước có tính cạnh tranh hơn,
đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu và cải thiện cán
cân thương mại. Hình 1 thể hiện tỷ giá danh nghĩa
đa phương (NEER) và tỷ giá thực đa phương (REER)
và tỷ lệ cán cân thương mại/GDP (%) tại Việt Nam
trong giai đoạn 1996-2013. Trong tính toán REER, kỳ
gốc được chọn trong tính toán này được sử dụng là
quý I/1996; sử dụng số liệu của 16 quốc gia và vùng
lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất trong
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm:
Australia, Campuchia, Canada, Hồng Kông, Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, Philippines, Nga, Singapore, Thái Lan,
Anh và Mỹ.
Kết quả cho thấy, do điều hành tỷ giá tương đối
Hình 1: Tỷ giá REER, NEER củaVNDvà nhập siêu củaViệt Nam
Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu
Hình 2: Tỷ giá thực REER của VND giai đoạn 2014- 2016
Nguồn: Bloomberg và tính toán của BVSC