54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
lợi ích của Nhà nước, DN, NĐT và người lao động.
Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề đặt ra hiện nay là
việc xác định giá trị DN phải phù hợp với thị trường
nhằm tránh thất thoát nguồn vốn Nhà nước. Theo
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/
NĐ-CP, các DNNN khi thực hiện CPH được áp dụng
một trong các phương pháp, đó là: phương pháp tài
sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương
pháp khác. Trong đó, phương pháp xác định giá trị tài
sản là phương pháp được sử dụng phổ biến.
Phương pháp tài sản
Đây là phương pháp xác định giá trị DN dựa trên
cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô
hình của DN tại thời điểm xác định giá trị DN. Một
trong những căn cứ để xác định giá trị thực tế của
DN là thông qua giá thị trường.
Nguyên tắc thực hiện:
- Tài sản được xem xét trong quá trình thẩm định
giá là tất cả các tài sản của DN, bao gồm cả tài sản
hoạt động và tài sản phi hoạt động.
- Khi thẩm định giá DN theo cơ sở giá trị thị
trường thì giá trị các tài sản của DN là giá trị thị
trường của tài sản đó tại thời điểm thẩm định giá.
Tài sản trong sổ sách kế toán cần được thẩm định
giá đúng với giá trị thị trường.
- Tài sản vô hình (TSVH) không thỏa mãn các
điều kiện để được ghi nhận trên sổ sách kế toán (tên
thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp…) và các tài sản không được ghi nhận trên
sổ sách kế toán cần được áp dụng phương pháp
thẩm định giá phù hợp để xác định.
- Đối với tài sản được hạch toán bằng ngoại tệ:
C
hương trình cổ phần hóa (CPH) ở Việt Nam
bắt đầu thực hiện thí điểm trong các năm 1990-
1991 và chính thức được thực hiện từ năm
1992, được đẩy mạnh từ năm 1996. Cách thức chuyển
đổi mô hình các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
sang công ty cổ phần (CTCP) nhằm: Huy động vốn
của các nhà đầu tư (NĐT) trong nước và ngoài nước
để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi
mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và
sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế; Đảmbảo hài hòa
XÁC ĐỊNHGIÁ TRỊ TÀI SẢNTHUẦNTRONG CỔ PHẦNHÓA
DOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC VÀVẤNĐỀ ĐẶT RA
TS. Nguyễn Hồ Phi Hà
- Học viện Tài chính *
Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh
nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch
thông thường của thị trường. Trong định giá doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau, nhưng phương pháp xác định giá trị tài sản thuần là phương pháp được sử dụng khá
phổ biến, đặc biệt là trong quá trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh tính ưu việt, phương pháp này đã bộc lộ một số vướng mắc khi điều
chỉnh giá trị tài sản theo giá thị trường. Vậy những khó khăn, vướng mắc đó là gì và giải pháp
khắc phục như thế nào là vấn đề đặt ra trong bài viết.
Từ khóa: Xác định giá trị tài sản, định giá, cổ phần hóa, doanh nghiệp
Determining the enterprise value is the
estimation with maximum reliability of the
income that the enterprises may create during
business operation to form the basis for the
normal transactions of the market. We may
apply different methods of business valuation,
but the net asset valuation is the most popular
method especially in equitization of the state-
owned enterprises in Vietam. However, in
addition to the advantages, this method also
shows limitations when it adjusts the asset
value on the basis of market prices. The paper
attempts to determine the difficulties and
solutions to this process.
Keywords: Asset valuation, valuation, equitization, enterprise
Ngày nhận bài: 9/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/3/2018
Ngày duyệt đăng: 4/4/2018
*Email: