46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hơn nữa, phá giá giúp DN xuất khẩu thay thế
(một phần) đầu vào nhập khẩu bằng hàng sản xuất
trong nước. Ví dụ như đối với sản xuất và xuất khẩu
hàng điện tử. Doanh nghiệp xuất khẩu thay vì phải
nhập khẩu một chi tiết nào đó, chẳng hạn, con vít
(giá 1 USD, tương đương với 20.000 VND, so với con
vít cùng loại và chất lượng tương đương sản xuất
tại Việt Nam với giá thành cao hơn khoảng 20.500
VND), thì nay DN xuất khẩu có thể mua cũng con vít
đó sản xuất trong nước với giá rẻ hơn sau khi VND
bị phá giá (Ví dụ, từ 20.000 VND/USD lên thành
21.000). Nghĩa là, khi phá giá, rất có thể hàm lượng
hàng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu sẽ giảm đi.
Suy rộng ra cho cả nền kinh tế, khi hàng hóa sản xuất
trong nước trở nên cạnh tranh hơn sau khi phá giá,
hàng nhập khẩu sẽ ít hơn.
Một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
Theo điều kiện phá giá Marshall-Lerner, giá trị
tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất
khẩu và nhập khẩu ở Việt Nam vẫn còn nhỏ hơn 1,
nên việc phá giá tiền tệ ở nước ta có tác động không
tốt tới cán cân thương mại. Phân tích trên cho thấy,
sự bất cập về cơ cấu xuất nhập khẩu là yếu tố chủ
yếu giải thích cho ảnh hưởng của tỷ giá lên cán cân
thươngmại của Việt Nam. Hàng Việt Nam chất lượng
còn kém, xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu và tỷ
giá thực của VND vẫn còn định giá cao nên cán cân
thương mại Việt Nam khó duy trì thặng dư thương
mại lâu dài. Phá giá VND không thể giúp Việt Nam
cải thiện được tỷ trọng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc
phá giá cũng là cần thiết để đưa VND gần với giá trị
thực, tránh tạo áp lực trữ ngoại tệ, ổn định tỷ giá, cải
thiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Việc phá giá VND cũng cần phải tính đến yếu tố tâm
lý, tránh tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, gây nên
tình trạng đô la hóa trong dân.
Nhu cầu thị trường phụ thuộc vào giá cả và chất
lượng hàng hóa, dịch vụ. Khi chất lượng tương
đương, những sản phẩm rẻ hơn sẽ được lựa chọn.
Do vậy, ngoài việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi
cho cán cân thương mại về mặt dài hạn, nước ta cũng
cần có các biện pháp theo định hướng sau:
- Về phương diện vĩ mô:
Cán cân thương mại, hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ đóng góp một phần.
Việc nhập siêu ở nước ta trong những năm gần đây
là mang tính cơ cấu mặt hàng, do xuất khẩu của quá
phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, để nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất nhập khẩu, trước tiên phải thay
đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhập khẩu
những máy móc công nghệ nguồn và tăng đầu tư
nghiên cứu khoa học công nghệ, làm tăng hàm lượng
giá trị gia tăng cho hàng hóa; phát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ, giảm tỷ lệ nhập khẩu trong xuất
khẩu. Để làm được điều này, cần thu hút vốn đầu
tư nước ngoài một cách chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ
nhập khẩu từ nước ngoài, có các biện pháp bảo hộ
hợp lý với sản xuất trong nước.
- Về phương diện vi mô:
Các DN cần nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường
quốc tế, đa dạng hóa mẫu mã, cải thiện chất lượng.
Tóm lại, ngoài nỗ lực của các thành viên trên thị
trường, việc xác lập một tỷ giá thỏa đáng, kích thích
xuất nhập khẩu, hỗ trợ kinh tế phát triển luôn là vấn
đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Do
vậy, với cơ sở nghiên cứu thực tiễn, bài viết khuyến
nghị rằng, Việt Nam chỉ nên phá giá VND quanh
ngưỡng 2% là hợp lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Tiến (2004), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh
doanh ngoại hối, NXB Thống kê;
2. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê;
3. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính- tiền tệ- ngân hàng, NXB Thống kê;
4. Đinh Xuân Trình (2009), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương,
NXB Thông tin và truyền thông;
5. Các website: customs.gov.vn, tapchitaichinh.vn,tinnhanhchungkhoan.vn,
ndh.vn, cafef.vn…
Hình 4: 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu
lớn nhất năm 2017 so với năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hình 5: Thị trường xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam 2017
Nguồn: ndh.vn