18
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
quỹ phát triển KHCN với mức tối đa thì số thuế
TNDN phải nộp sẽ được giảm 2,2% so với trường
hợp DN không trích lập quỹ (22% x 10% x thu
nhập tính thuế hàng năm). Tuy nhiên, khi DN đã
trích lập quỹ thì tất cả các khoản chi từ quỹ sẽ
không được tính trừ khi tính thuế TNDN. Nếu
DN không trích lập quỹ thì những khoản chi phí
này có thể vẫn được tính trừ. Bên cạnh đó, việc sử
dụng quỹ hiện nay các DN cho là còn quá nhiều
ràng buộc gắn với chế tài khắt khe nên việc được
chấp nhận là chi phí hợp lý là rất khó khăn cho
DN (Ví dụ, điều kiện nào thì được công nhận là
hoạt động KHCN và yêu cầu xác nhận của Sở
KHCN khi thực hiện thanh toán…). Đồng thời,
quy định DN trích lập quỹ nhưng không sử dụng
hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không
đúng mục đích (trong thời hạn 5 năm) thì DN sẽ
bị thu hồi số thuế TNDN tính trên khoản thu nhập
đã trích lập quỹ và phần lãi phát sinh từ số thuế
TNDN đó cũng làm cho các DN rất dè dặt trong
việc trích lập quỹ, làm giảm tính hiệu quả của quỹ
phát triển KHCN trong DN.
Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới,
nên áp dụng hình thức chiết khấu đầu tư - cho phép
khấu trừ gấp đôi hoặc một tỷ lệ nhất định giá trị đầu
tư mà DN chi ra cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển KHCN khi xác định chi phí được trừ để tính
thu nhập chịu thuế TNDN thay vì việc trích lập quỹ
phát triển KHCN. Với cách này, chi phí được trừ
sẽ tăng lên và số thuế phải nộp vì vậy cũng được
giảm đi với tỷ lệ 22% trên chi phí nghiên cứu và
phát KHCN. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này,
cần phải có những quy định một cách rõ ràng và
minh bạch thế nào là chi phí nghiên cứu và phát
triển KHCN để đảm bảo công bằng cho các DN và
tránh tình trạng thất thu thuế cho NSNN.
Tài liệu tham khảo:
1. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2005), Ưu đãi tài chính đối với đầu tư
trong nước ở Việt Nam: Hiệu quả hay không? Báo cáo nghiên cứu chính
sách- VNCI số 2;
2. HM Revenue & Custom (2015), Corporation Tax: Research and
Development (R&D) Relief;
3. Innes Willox and Peter Burn (2009), R&D Tax Credit: Senate Economics
Committee Hearing;
4. Kevin Bryant(2001), Is the definition of ‘basic research’ the real policy
issue? To the OECD Workshop on Basic Research;
5. Luật KHCN số 29/2013/QH13;
6. Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;
7. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 32/2013/QH13;
8. Luật số 71/2014/QH13 về thuế sửa đổi 2014;
9. Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12; Luật thuế XK, NK số 45/2005/QH1.
Đối với việc xác định giá trị đầu tư cho KHCN
cũng cần quy định rõ ràng: chi phí nào được xem
xét đưa vào giá trị đầu tư? Ở một số nước, những
chi phí này thường bao gồm chi phí mua sắm và
lắp đặt máy móc thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí
nghiên cứu, phát triển và chi phí đào tạo. Các chi
phí này phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và
phải thanh toán không dùng tiền mặt.
So với miễn giảm thuế có thời hạn khi xây dựng
các dự án mới cho KHCN thì áp dụng khấu trừ
thuế cho đầu tư vào lĩnh vực KHCN sẽ đem lại các
tác động tích cực sau đây:
- Không cần đi sâu xem xét là đầu tư mới hay đầu
tư mở rộng, miễn là đầu tư đáp ứng đủ điều kiện.
- Khấu trừ thuế đầu tư được dựa trên kết quả
đầu tư thực tế, đầu tư càng nhiều thì số thuế TNDN
được ưu đãi càng lớn, chứ không chỉ dựa trên kế
hoạch, cam kết đầu tư, bất kể thực tế có đầu tư hay
không, đầu tư nhiều hay đầu tư ít thì thời hạn miễn
giảm thuế không thay đổi.
- Đảm bảo công bằng cho các DN có hoạt động
đầu tư cho phát triển KHCN. Miễn giảm thuế có
thời hạn thì nhà đầu tư nào có lợi nhuận nhiều nhất
sẽ được ưu đãi lớn nhất hoặc có lợi nhất từ ưu đãi,
còn những nhà đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhuận
thấp hơn sẽ không được hưởng lợi ích tương ứng.
Việc khấu trừ thuế đầu tư có thể khắc phục sự mất
công bằng này căn cứ vào mức độ đóng góp của
nhà đầu tư cho nền kinh tế.
- Nếu sử dụng hình thức khấu trừ thuế đầu tư
thì sẽ cho phép duy trì chế độ kế toán đơn giản
hơn, không cần phải hạch toán riêng rẽ phần lợi
nhuận của DN từ các hoạt động khác nhau để xác
định số thuế TNDN được ưu đãi. Tuy nhiên, hình
thức ưu đãi dưới dạng khấu trừ thuế đầu tư cũng
có điểm yếu, có thể dẫn đến bóp méo sự lựa chọn
mua sắm tài sản cố định theo hướng ưu tiên các tài
sản có thời hạn sử dụng ngắn vì các khoản khấu
trừ thuế sẽ được sử dụng mỗi khi tài sản được thay
thế. Hơn nữa, các DN đủ điều kiện có thể tìm cách
lạm dụng qui định khấu trừ thuế đầu tư thông
qua việc bán và mua các tài sản cùng loại để được
hưởng khấu trừ thuế nhiều lần. Chính vì vậy, việc
quy định về tài sản nào đầu tư được tính khấu trừ
thuế cần phải cân nhắc thận trọng để hạn chế các
trường hợp lạm dụng.
Thứ hai,
áp dụng hình thức chiết khấu đầu tư
cho những DN không đủ điều kiện ưu đãi thuế
suất và khấu trừ thuế đầu tư nhưng có phát sinh
chi phí cho KHCN thay cho việc trích lập quỹ phát
triển KHCN.
Theo quy định hiện hành, các DN có trích lập