TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
77
hạn; hoặc khuyến khích các DN vào khu kinh tế để
hưởng các ưu đãi; Nghiên cứu cơ chế tạo quỹ đất
giao cho các dự án làm CNHT theo nhu cầu và chỉ
thu tiền thuê đất khi DN có lãi…
- Về chính sách quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển CNHT:
Nhà nước cần tiếp tục có chính sách ưu
đãi các DN, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu
tư vào xây dựng khu CNHT, trước mắt tập trung
vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ cung cấp
cho khu CNHT hoạt động như: Điện, nước, internet,
đường sá... Việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các
nhà đầu tư, giúp cho hàng hóa của họ (linh kiện, vật
tư, phụ tùng...) thuận lợi hơn trong việc lưu thông
cả ở thị trường trong và ngoài nước.
- Về chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho ngành CNHT:
Nhà nước cần xem xét hỗ trợ
từ ngân sách Trung ương cho các DN, địa phương
có kế hoạch đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng phát
triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao tay nghề,
chất lượng lao động. Mở rộng sự liên kết trong
đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các
trường đại học có uy tín trên thế giới. Đồng thời,
cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, từ các
trường đại học cho đến các trường dạy nghề để
nâng dần chất lượng của những người lao động
trong tương lai. Ngoài ra, cũng có thể miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chỗ ăn, ở hoặc có thể hoàn tiền đào
tạo khi các đối tượng trên tham gia và cam kết làm
việc trong ngành CNHT trong khoảng thời gian
nhất định…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc ban
hành những cơ chế, chính sách ưu đãi cần phải đảm
bảo đúng đối tượng, có tính hiệu quả, công khai,
minh bạch, cân đối với ngành, lĩnh vực khác và phù
hợp với quy định quốc tế. Đặc biệt, đặc biệt lưu ý
và lường trước việc một số sản phẩm CNHT có thể
bị vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá của các
nước nhập khẩu, sử dụng linh kiện do các DN của
Việt Nam sản xuất sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu
của thị trường trong nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
2. Bộ Công Thương (2014) Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm
2020 và tầm nhìn 2030;
3. Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
4. Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về đầu tư và cơ
chế tài chính đối với hoạt động KH&CN;
5. Thông tư số 96/2011/TT-BTC hướng dẫn chính sách tài chính khuyến khích
phát triển CNTT.
chính sách và đầu tư cho CNHT hiện đang mang
tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách
và chương trình khác nhau; Sự phối hợp giữa các
cơ quan chức năng tham gia triển khai các hoạt
động trợ giúp ngành CNHT phát triển chưa thực
sự nhịp nhàng, ăn khớp... Do vậy, trong thời gian
tới, cần tiếp tục rà soát lại các chính sách ưu tiên
phát triển CNHT theo hướng trọng tâm, trọng
điểm hơn, cụ thể:
- Về chính sách thuế:
Cần tiếp tục ban hành nhiều
chính sách ưu đãi về thuế cho các DN trong lĩnh
vực CNHT. Thực tế cũng cho thấy, một trong những
yếu tố thúc đẩy DN thành lập và đầu tư vào lĩnh
vực này trong thời gian qua chính là những chính
sách ưu đãi thuế của Chính phủ và Bộ Tài chính
đưa ra. Theo đó, có thể xây dựng chính sách thuế
theo hướng miễn thuế nhập khẩu các loại máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm CNHT trong
thời hạn từ 4-5 năm đầu kể từ khi DN đi vào sản
xuất; Miễn, giảm thuế TNDN…
- Về chính sách tín dụng:
Cần sử dụng linh hoạt
công cụ tín dụng, từ đó đẩy mạnh cung cấp tín dụng
cho lĩnh vực CNHT; Đa dạng hóa các hình thức vay
vốn bằng cách thực hiện và mở rộng các hình thức
vay mới: Bảo lãnh tín dụng, thuê mua tài chính...; Áp
dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung
lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng áp
dụng cho các khoản vay vốn phục vụ cho từng lĩnh
vực cụ thể trong cùng thời kỳ. Khoản vay được hỗ
trợ 50% hoặc 100% lãi suất vay trong thời gian từ 1
hoặc 2 năm đầu. Đẩy mạnh triển khai và thực hiện
tốt chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước cho
các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT thông qua
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (theo Nghị định
số 75/2011/ NĐ-CP) và Quỹ Đầu tư phát triển địa
phương (Quyết định số 03/QĐ-TTg). Khuyến khích
các Quỹ Bảo lãnh tín dụng địa phương đẩy mạnh
triển khai thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các DN
CNHT để DN này có thể tiếp cận được với nguồn
vốn vay thực hiện đổi mới công nghệ. Đặc biệt, cần
có chính sách để thu hút và khai thác nguồn lực tài
chính từ các tổ chức tài chính nước ngoài, các nước
tài trợ cho đào tạo nguồn nhân lực và hoạt động của
ngành CNHT.
- Về chính sách đất đai:
Nhà nước cần tạo điều
kiện thuận lợi về quỹ đất cho các DN sản xuất các
sản phẩm phụ trợ được thuê lâu dài và ổn định
theo luật định. Các DN này được thuê đất với mức
giá ưu đãi để các chủ DN có điều kiện thuận lợi
hơn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Nhà nước cần hỗ trợ các DN xây dựng nhà xưởng,
cơ sở hạ tầng thông qua miễn tiền thuê đất có thời