TCTC so 5 ky 1 - page 74

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy,
hiện có quá ít DN Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực
CNHT, nếu có tham gia thì chủ yếu khâu “gia công”
như đóng gói, bao bì... Trong khi đó, phần lớn các
nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty
nước ngoài chủ yếu là các DN có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Xét về tiềm lực tài chính, quy mô phát triển và
công nghệ sản xuất, các DN trong lĩnh vực CNHT
nội địa cũng “yếu” hơn rất nhiều so với các DN sản
xuất nước ngoài. Đó là chưa kể các DN lĩnh vực
CNHT trong nước “mạnh ai nấy làm”, vẫn duy trì
phong cách làm ăn tự cung tự cấp; thiếu liên kết để
tham gia thầu phụ công nghiệp. Không chỉ thiếu
sự phối hợp liên kết giữa nhà lắp ráp với các nhà
sản xuất hỗ trợ, giữa các nhà sản xuất CNHT trong
nước với nhau, mà ngay cả hợp tác giữa các DN
FDI và nội địa cũng rất yếu. Nguồn nhân lực chất
lượng cao cho ngành CNHT cũng chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn do nội dung đào tạo tại các
trường kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực tiễn
sản xuất và các trường chỉ quan tâm đến các ngành
thương mại và dịch vụ…
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy,
nước ta hiện có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật
cần đến CNHT. Trong đó, nhiều ngành Sản xuất
hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch hàng chục
tỷ USD/năm nhưng lại đang phải nhập khẩu tới
80-85% nguyên liệu, điển hình như các ngành: Sản
xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, dệt may, da giày. Đặc biệt,
ngành công nghiệp ô tô, mặc dù được quan tâm
phát triển nhiều năm nhưng đến nay ngành này
vẫn bị coi là kém phát triển nhất, tỷ lệ nội địa hóa
các chi tiết chỉ đạt từ 5-10%, hàng năm phải nhập
khẩu tới gần 2 tỷ USD linh, phụ kiện. Hiện nay, trên
phạm vi cả nước chỉ có khoảng trên 300 DN sản
xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho DN lắp ráp
ô tô, nhưng phần lớn các linh kiện, phụ tùng đó là
các sản phẩm đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp.
Hay như lĩnh vực điện tử, hiện cả nước có khoảng
trên 250 DN thuộc các thành phần kinh tế đầu tư
sản xuất trong lĩnh vực này, trong đó có ¼ DN sản
xuất phụ tùng, linh kiện điện tử nhưng đa phần là
các DN vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu và đặc biệt,
đến nay vẫn chưa có DN nào đầu tư vào sản xuất
vật liệu điện tử.
Gợi ý chính sách
Theo đánh giá của không ít chuyên gia, hiện
nay, sự quan tâm và đầu tư phát triển ngành
CNHT chưa xứng tầm. Theo đó, đầu tư các nguồn
lực về tài chính, nhân lực vẫn chưa nhiều; các
hành Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. Trong đó, Chính phủ tiếp tục
đưa ra nhiều mục tiêu đáng chú ý như đến năm
2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp,
với sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao,
đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất,
tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị
sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm
CNHT đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất,
tiêu dùng trong nội địa. Đến năm 2020, Việt Nam
có khoảng 1.000 DN trong lĩnh vực CNHT đủ năng
lực cung ứng cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa
quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, và đến năm 2030,
phấn đấu đạt khoảng 2.000 DN. Về giá trị sản xuất
công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công
nghiệp của CNHT chiếm khoảng 11% giá trị sản
xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến
năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công
nghiệp toàn ngành công nghiệp…
Mới đây nhất, ngày 12/02/2015, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định về thuế, trong đó có một số
ưu đãi liên quan đến CNHT. Theo đó, các DN thực
hiện các dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc
danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển sẽ
được nhận ưu đãi thuế cao như đầu tư các dự án
sản xuất công nghệ cao hoặc đầu tư vào địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như
vậy, thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư
mới sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm
CNHT ưu tiên phát triển sẽ được áp dụng thuế suất
ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Để hưởng được
mức thuế ưu đãi cao này, sản phẩm của DN có dự
án sản xuất phải nằm trong nhóm sản phẩm CNHT
cho công nghệ cao theo quy định của Luật Công
nghệ cao; sản phẩm CNHT cho sản xuất sản phẩm
các ngành dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản
xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm
này tính đến ngày 1/1/2015 trong nước chưa sản
xuất được…
Hiện có quá ít doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nếu có tham
gia thì chủ yếu khâu “gia công” như đóng gói,
bao bì... Trong khi đó, phần lớn các nhà cung
cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty nước
ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...86
Powered by FlippingBook