80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
một số tổ chức quốc tế, kết hợp với vốn đối ứng của
ngân sách nhà nước vào hoạt động đầu tư cho cải tạo
giống lúa, nhập khẩu và sử dụng giống lúa mới, nhập
khẩu và sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại chế
biến gạo xuất khẩu, đào tạo chuyên gia lúa gạo trong
nước... để mở rộng xuất khẩu gạo có chất lượng sang
các thị trường khó tính.
Bốn là,
Chínhphủ tăng cườngđầu tưvà đảmbảohiệu
quả đầu tư cho ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất lúa gạo xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL, kết hợp với
phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch, ít sử dụng hóa
chất. Theo đó, thông qua các hoạt động tín dụng chính
sách, tín dụng NHTM, nhà nước có cơ chế cho vay ưu
đãi đối với các hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật canh tác
mới, tham gia các chuỗi sản xuất lúa gạo...
Nâng cao vai trò của Quỹ đầu tư phát triển
địa phương
Trong thực tiễn hiện nay, hoạt động của các Quỹ
Đầu tư phát triển địa phương cho thúc đẩy sản xuất,
thu mua, chế biến lúa gạo xuất khẩu ở vùng ĐBSCL
còn rất mờ nhạt. Các nhu cầu đầu tư cho giống lúa mới
có chất lượng cao, đầu tư cho kho hàng, đầu tư cho
cơ sở chế biến gạo… của các địa phương chưa được
đáp ứng. Trong khi đó, xuất khẩu gạo là lĩnh vực hoạt
động trọng điểm của vùng ĐBSCL. Vì vậy, vấn đề đặt
ra mang tính cấp bách là phải triển khai áp dụng có
hiệu quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa
phương trực tiếp hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất,
kinh doanh lúa gạo xuất khẩu của địa phương.
Để triển khai có hiệu quả đối với hoạt động đầu tư
cho lĩnh vực lúa gạo xuất khẩu, Quỹ Đầu tư phát triển
địa phương cần quan tâm xem xét hoàn thiện một số
vấn đề chính sau đây:
- Vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt hơn, phù hợp
với đặc thù, tình hình tài chính của DN, trong đó có
các DN hoạt động liên quan trực tiếp đến sản xuất lúa
và kinh doanh gạo xuất khẩu vùng ĐBSCL, bao gồm
cả DN cung ứng đầu vào, cả DN thực hiện các khâu
đầu ra của sản xuất lúa gạo… như: đối tượng dự án
đầu tư và thực trạng quản trị rủi ro đối với từng dự
án (hiện nay lãi suất của Quỹ Đầu tư phát triển địa
phương tham chiếu theo lãi suất của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam, thiếu linh hoạt, thiếu phù hợp).
- Điều chỉnh danh mục cho vay theo hướng hỗ trợ
nhiều hơn đối với lĩnh vực đầu tư cho cải tạo giống
lúa, cho triển khai gieo trồng các giống lúa mới cho
năng suất và chất lượng cao cho xuất khẩu gạo, cho
các DN đầu tư cơ sở xay sát, chế biến, xây dựng kho
tàng cho hoạt động xuất khẩu gạo.
- Quan tâm tới danh mục các lĩnh vực đầu tư kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa
dụng cho từng thị trường theo nguyên tắc: Một số thị
trường nênmở rộng cho tư nhân tiếp thị như châu Phi,
Iraq, Bangladesh; Một số thị trường không để cho DN
giao dịch tự do mà phải để đầu mối từ cấp Chính phủ
chỉ định. Đồng thời, các DN cũng cần khẩn trương
nghiên cứu những điều kiện cần thiết cho việc tham
gia vào thị trường Mỹ và Nhật Bản khi kết thúc đàm
phán TPP.
Xuất khẩu gạo còn nhiều khó khăn mà vẫn chưa có
sự thay đổi về chất trong thị trường xúc tiến thương
mại, xây dựng thương hiệu. Trước đây khi tham gia
thị trường xuất khẩu gạo, Việt Nam chỉ đi vào thị
trường cấp thấp nhưng chưa có sự điều chỉnh kịp thời
phân khúc cấp cao nên khách hàng nhìn gạo Việt Nam
thuộc dạng cấp thấp. Nay thị trường biến động cần
phải có chính sách linh hoạt, xây dựng thương hiệu
gạo không phải chỉ là gạo đặc sản như của Thái Lan,
Ấn Độ mà phải có thương hiệu riêng cho từng DN để
khách hàng yên tâm khi mua.
Nếu bán cho châu Phi chỉ gạo thơm và nếp cũng
không phải là phương án hiệu quả, còn cạnh tranh với
các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan cũng phải có
cách đi riêng. Với giá bán gạo của Thái Lan khá rẻ như
hiện nay thì gạo Việt Namkhông thể bán giá cao được.
Thị trường châu Phi chiếm tới 26-27% sản lượng gạo
xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do đó, Chính phủ nên
có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các DN khảo
sát, nghiên cứu, thâm nhập thị trường; tạo điều kiện
cung cấp vốn mua gạo của Việt Nam cho một số nước
châu Phi, thậm chí cả Triều Tiên và Cu Ba trong những
trường hợp cần thiết.
Hai là,
tài trợ cho các chương trình nghiên cứu
giống lúa mới phù hợp với nhu cầu thị trường xuất
khẩu gạo quốc tế.
Việt Nam sản xuất qua nhiều loại giống lúa, kể cả
lúa thơm, chất lượng cao cũng bị lai tạp. Những bộ
giống trên không còn phù hợp mà phải nhanh chóng
có bộ giống mới phù hợp cho từng khu vực thị trường.
Được biết nếu có bộ giống mới chất lượng cao sẽ bán
được với giá từ 600-800 USD/tấn gạo. Do đó, đây là
lĩnh vực cần có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ kết
hợp với giải pháp tín dụng của ngân hàng thương mại
để đầu tư cho khâu giống, cho xúc tiến thương mại,
phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến các khu vực
tiềm năng.
Thực hiện có hiệu quả giải pháp nói trên sẽ tác động
đa chiều, đến cả người sản xuất lúa gạo, DN xuất khẩu
gạo, ngân hàng thương mại (NHTM) tài trợ vốn, đồng
thời đem lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho thương
hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Ba là,
Chính phủ có thể hướng nguồn ODA của
Chính phủ nhiêu nước như Nhật Bản, châu Âu... của