TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 76

78
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
soát, quy hoạch vùng nguyên liệu mía tập trung,
chuyên canh cao theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn bằng các giải pháp thực hiện dồn điền, tích
tụ ruộng đất quy mô lớn nhằm khắc phục tình
trạng manh mún trong phát triển vùng nguyên
liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia chuỗi sản xuất, cung ứng dịch vụ mía đường
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh mía đường,
gắn lợi ích giữa nông dân, nhà máy, các đơn vị
kinh doanh, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội tổng
hợp. Cần quy hoạch lại ngành Mía đường theo
hướng liên kết chặt chẽ 4 nhà: nhà nông, nhà kinh
doanh, nhà khoa học và Nhà nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chương trình
hỗ trợ như ưu đãi về vốn cho các doanh nghiệp phát
triển lĩnh vực sử dụng phụ phẩm sau đường, nghiên
cứu áp dụng mô hình hỗ trợ ngành Mía đường của
Philippines như đạo luật phát triển công nghiệp
mía đường 2015, nhằm hỗ trợ nâng cao tính cạnh
tranh của ngành công nghiệp mía đường bao gồm
cải thiện năng suất, hỗ trợ nông nghiệp, nghiên cứu
và phát triển, hỗ trợ cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, các công ty đường cần có chính sách
hỗ trợ người trồng mía về vốn, kỹ thuật, chính sách
thu mua mía hợp lý theo giống mía để đảm bảo chất
lượng mía; đồng thời liên kết với các đơn vị nghiên
cứu để kịp thời chuyển giao tiến bộ về giống mía và
kỹ thuật canh tác mới cho người trồng mía. Trên cơ
sở đó, doanh nghiệp cũng thực hiện chính sách hỗ
trợ đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và
thu hoạch mía; Chính sách hỗ trợ các hộ trồng mía có
khả năng tích tụ ruộng đất để phát triển vùng nguyên
liệu tập trung chuyên canh và thâm canh cao. Hỗ trợ
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu như:
đường giao thông nội, ngoại vùng và hệ thống thủy
lợi để phục vụ sản xuất…
Tài liệu tham khảo:
1. Bain, J.S, 1959. Industrial Organization. New York: Wiley Baker, J. B.,
Woodward, P. A, 1998. Market Power and the Cross-industry Behaviour
of Price around a Business Cycle Trough. Working Paper No. 221. Bureau of
Economics. Federal Trade Commission;
2. Bain, J.S, 1968. Industrial Organization, 2nd Edition, John Wiley, New York;
3. Clodius, R.L. and W.F. Mueller, 1961. “Market Structure Analysis as an
Orientation of Research in Agricultural Economics”. Journal of Farm
Economics, 43,3,515-553;
4. Duc-Hai, Luu-Thanh, 2003. The Organization of the Liberalized Rice Market
in Vietnam, Vietnam;
5. Nguyễn Đức Thành & Đinh Tuấn Minh, 2015. Thị trường lúa gạo Vi t Nam:
Cải cách để hội nhập - Cách tiếp cận cấu trúc thị trường. NXB Hồng Đức;
6. Nguyễn Văn Thuận, 2015. Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Luận án Tiến sỹ Đại học Cần Thơ.
nông dân, liên kết với nhà cung cấp, liên kết với các
doanh nghiệp, thực hiện sản xuất theo hợp đồng.
Các hộ nông dân cần liên kết để đầu tư đê bao
chống lũ và các giải pháp bơm tát đối với các vùng
đất thấp (Ngã Bảy, Phụng Hiệp, Hậu Giang,…) để
tránh tình trạng thu hoạch mía non khi lũ về và chủ
động trong việc canh tác các cây trồng xen canh với
mía giúp gia tăng lợi nhuận cho nông dân.
Chính quyền địa phương kết hợp với nhân dân
hoặc kêu gọi ủng hộ từ các doanh nghiệp thực hiện
việc cải tạo, nạo vét kênh rạch theo chu kỳ nhất định
để hệ thống tưới tiêu được thông suốt, lưu thông
thủy thuận tiện. Đầu tư cơ sở hạ tầng thuận tiện
cho việc di chuyển giữa các tác nhân trong quá trình
sản xuất, lưu thông, phân phối. Ngoài ra, nông hộ
cần tích cực tham gia vào các câu lạc bộ sản xuất,
hội nhóm, đoàn thể để tăng cường các mối quan hệ
hội, nhóm, câu lạc bộ, và được tiếp cận nhiều nguồn
thông tin tin cậy. Các cơ quan thông tấn báo chí cần
cung cấp các thông tin hợp lý về giá đầu vào và đầu
ra để cho nông hộ có thể dự đoán được các rủi ro thị
trường có thể xảy ra, từ đó điều chỉnh hoạt động sản
xuất mía của hộ phù hợp hơn.
Công tác thu hoạch và thu mua, giảm tổn thất
sau thu hoạch cần được quan tâm đặc biệt. Các nhà
máy thực hiện các biện pháp đồng bộ để tổ chức tốt
công tác thu hoạch, có lịch thu hoạch và vận tải phù
hợp để mía thu hoạch xong được chuyển nhanh vào
ép, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả
sản xuất của nông hộ trồng mía.
Bốn là,
về phía các cơ quan quản lý cần rà soát,
bổ sung và định hướng các chính sách để phát triển
sản xuất mía đường ĐBSCL
Thời gian tới, ngành Mía đường cần cải tiến
phương thức và quy mô sản xuất để đối mặt với
áp lực cạnh tranh trước Thái Lan, các nước ASEAN
và TPP. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần
có các chính sách ưu đãi để điều tiết hoạt động của
ngành, tiếp tục rà soát các chính sách liên quan đến
phát triển mía, đường để điều chỉnh bổ sung các
chính sách mới cho phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ
ngành đường phát triển ổn định.
Tổ chức thực hiện Nghị định về mía đường của
Chính phủ khi được ký có hiệu lực và ban hành
thông tư thực hiện để áp dụng một cách hiệu quả
tạo hành lang pháp lý giúp ngành Mía đường phát
triển ổn định, bền vững. Tiếp tục thực hiện các cơ
chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số
210/2013/NĐ-CP; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ
nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Tổ chức rà
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...90
Powered by FlippingBook