TCTC so 12 ky 2 - page 93

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
95
ty và chủ sở hữu doanh nghiệp, giữa các cổ đông
và người điều hành công ty, giữa cổ đông lớn và cổ
đông thiểu số. Theo lý thuyết chi phí đại diện, các
doanh nghiệp lựa chọn kỳ hạn nợ nhằm giảm thiểu
chi phí đại diện. Vấn đề đại diện của vốn chủ sở hữu
xảy ra hai trường hợp làm cho chi phí đại diện ngày
càng tăng do “đầu tư dưới mức” hoặc “đầu tư quá
mức”. Barnea & ctg (1980) cho rằng, doanh nghiệp
lựa chọn sử dụng kỳ hạn nợ ngắn hạn hay kỳ hạn nợ
dài hạn cho các dự án đầu tư, nếu sử dụng kỳ hạn nợ
hợp lý sẽ giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn giữa cổ
đông và trái chủ. Terra (2011) cho rằng, các công ty
có quy mô nhỏ thường gia tăng sử dụng nợ ngắn hạn
cho các khoản đầu tư vì vậy các doanh nghiệp này
phải gánh chịu chi phí đại diện cao hơn do đầu tư
dưới mức, do đó làm gia tăng mâu thuẫn giữa người
quản lý và cổ đông.
Lý thuyết tín hiệu
Cấu trúc kỳ hạn nợ được xem là công cụ để giải
quyết mâu thuẫn đại diện, các doanh nghiệp phải
đưa ra tín hiệu về tình hình tài chính hiện tại nhằm
đảm bảo khả năng trả nợ. Những tín hiệu từ thông
tin bất cân xứng hàm ý các doanh nghiệp lựa chọn
kỳ hạn nợ như là việc phát tín hiệu cho thị trường
và người quản lý luôn có thông tin tốt hơn so với các
nhà đầu tư bên ngoài về tình hình sức khỏe tài chính
của doanh nghiệp (Diamond, 1991; Flannery, 1986;
Stohs và Mauer, 1996).
Lý thuyết về thuế
Thuế có mối quan hệ trong việc lựa chọn giữa
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, các doanh nghiệp cấu
trúc kỳ hạn nợ tối ưu là sự đánh đổi giữa lợi ích từ
lá chắn thuế cho các khoản nợ của doanh nghiệp
Tổng quan lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn nợ
Lý thuyết cân bằng
Theo quan điểm của lý thuyết cân bằng, việc lựa
chọn kỳ hạn nợ tối ưu thì doanh nghiệp phải xem
xét đến sự cân bằng giữa lợi ích từ lá chắn thuế và
chi phí phát hành, chi phí phá sản, chi phí trả nợ
vay ngắn hạn do đi vay với lãi suất cao hơn nợ dài
dạn để tái đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
sẽ lựa chọn nợ ngắn hạn thay vì nợ dài hạn do các
doanh nghiệp này bị đánh giá tình hình sức khỏe
tài chính dựa trên thông tin bất cân xứng (Brick &
Ravid, 1985; Brick & Ravid, 1991)
Lý thuyết chi phí đại diện
Chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu phát sinh
do bất cân xứng thông tin giữa người quản lý công
Nghiên cứu CÁC YẾUTỐTÁC ĐỘNGĐẾN CẤUTRÚC
KỲ HẠNNỢ CỦA DOANHNGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN
ThS. PHẠM THỊ VÂN TRINH
- Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Bộ Tài chính*
Khảo sát hiện nay cho thấy, ở Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cấu trúc kỳ hạn
nợ đối với doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản. Bài viết nghiên cứu vấn đề này bằng việc xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của 47 công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 bằng việc sử dụng
phương pháp Sys-GMM hai bước trên dữ liệu bảng.
Từ khóa: Cấu trúc kỳ hạn nợ, Pooled OLS, FEM, REM, Sys-GMM.
Current surveys show that in Vietnam, there
have been few researches on the structure
of debt term for real estate companies. The
paper examines this issue by identifying
factors affecting the debt term structure of
47 real estate companies listed on the Ho
Chi Minh City Stock Exchange – HOSE for
2010-2016 using the two-step Sys-GMM
method on the table data.
Key words: Debt structure, Pooled OLS, FEM, REM, Sys-GMM
Ngày nhận bài: 17/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 7/12/2017
Ngày duyệt đăng: 8/12/2017
*Email:
1...,83,84,85,86,87,88,89,90,91,92 94,95,96,97,98,99,100,101,102,103,...148
Powered by FlippingBook