98
KINH TẾ QUỐC TẾ
và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận
tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển
dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Việc tiếp cận với các dịch vụ tài
chính có ý nghĩa như tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và
chuyển tiền cho phép các hộ gia đình nắm bắt cơ hội
kinh tế và quản lý các biến động. Khi được toàn diện
về mặt tài chính, những người có thu nhập thấp có
thể đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập, tiết kiệm
và quản lý tài chính tốt hơn và tiếp cận với chuyển
từ người thân một cách an toàn hơn, tiếp tục giúp họ
tích lũy tài sản một cách an toàn, giúp họ thoát khỏi
bẫy đói nghèo và cải thiện hơn cuộc sống và phúc
lợi của họ. Tài chính toàn diện cho phép các hộ gia
đình cải thiện các kết quả kinh tế và xây dựng nguồn
nhân lực bằng cách đầu tư vào y tế và giáo dục, cuối
cùng hỗ trợ sự tăng trưởng công bằng và bền vững
và giảm bất bình đẳng thu nhập và xã hội.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho
thấy, các quốc gia ban hành và thực hiện Chiến lược
quốc gia về tài chính toàn diện có mức độ tài chính
toàn diện cao hơn là những nước thực thi tài chính
toàn diện mà không thông qua chiến lược. WB và
Liên minh Tài chính toàn diện (AFI) nhận định,
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ thiết lập
nên hệ thống các chiến lược bộ phận, các kế hoạch
hành động thống nhất từ các cấp, từ Trung ương
đến địa phương, tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
các bên tham gia và đồng thời cũng tận dụng hiệu
quả nguồn lực sẵn có một cách hệ thống, giúp tiết
kiệm chi phí và tập trung nguồn lực trong quá trình
thực thi tài chính toàn diện giữa các bên có liên quan.
Thống kê cho thấy, đến đầu năm 2016, với 95
Chiến lược quốc gia
về tài chính toàn diện: Nhìn từ châu Á
Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã
trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ
mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn
định, công bằng và thịnh vượng, nơi mọi người đều
được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh
tế đem lại. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch
vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân
và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp
Chiến lược tài chínhtoàndiện
tại châuÁvàhàmý choViệt Nam
ThS. Phạm Thị Ánh Phượng*
Những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu
nhằm phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ
phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát
triển bền vững của quốc gia. Tài chính toàn diện là vấn đề được nhiều quốc gia chú trọng, trong đó Chính
phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và đã giao các bộ, ngành xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn
diện. Những kinh nghiệm của các quốc gia châu Á sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng và
triển khai Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện trong thời gian tới.
Từ khóa: Tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, vốn đầu tư, bảo hiểm.
In recent years, comprehensive finance has become
a global concern for the development of a financial
system that benefits all entities, provides better
services with lower costs, thereby, contributes
to the sustainable development. Comprehensive
finance is a matter of concern ofthe countries,
the Government of Vietnam has assigned
ministries and industries to formulate a national
comprehensive finance strategy. The experience of
AsiancountriesarevaluabletoVietnaminbuilding
and implementing the National Comprehensive
Financial Strategy in the future.
Key words: Comprehensive finance, financial services,
capital investment, insurance.
Ngày nhận bài: 15/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 14/12/2017
Ngày duyệt đăng: 15/12/2017
*Email: