TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 26

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
27
nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để buộc
các DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương
mại điện tử không được thực hiện một số hành vi có
thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng
vẫn chịu nhiều thiệt thòi và cảm thấy không yên tâm
khi mua sắm online.
Một số khuyến nghị
phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển
năng động nhất về thương mại điện tử trên thế
giới, Việt Nam có cả những thuận lợi và thách
thức. Các xu hướng phát triển của thương mại
điện tử Việt Nam thời gian tới sẽ không nằm
ngoài xu hướng chung của thế giới, cụ thể như:
Các công nghệ đặc trưng của Cách mạng công
nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, internet của vạn vật...) sẽ
khởi nguồn những hình thái ứng dụng thương
mại điện tử mới trong thời gian tới; Các mô hình
kinh tế chia sẻ phát triển mạnh; Phương thức bán
hàng đa kênh được ứng dụng rộng rãi trong DN;
Thương mại điện tử xuyên biên giới, phát triển
nhanh; Thương mại điện tử trên di động và thanh
toán di động trở nên phổ biến. Do vậy, trong thời
gian tới, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện môi trường pháp lý. Để
thương mại điện tử phát triển cần phải hoàn thiện
môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và
thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều
chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với
pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương
mại điện tử. Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung,
ban hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và
cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện
tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng
và giới DN vào hệ thống thanh toán điện tử. Tăng
cường điều phối, hợp tác chính sách phát triển dịch
lai không xa, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị
thống lĩnh bởi 2 hoặc 3 công ty chiếm đến 80% thị
phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào
thị trường ngách. Hiện nay, người tiêu dùng Việt
Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện
khá ưa chuộng mua hàng qua các website thương
mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay…
do hàng hóa của nước ngoài phong phú, đa dạng
và phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là giới
trẻ thành thị, trong khi chi phí hoàn tất đơn hàng
đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước
ngoài thấp hơn…
Thứ hai,
môi trường cạnh tranh khốc liệt không
dành cho các DN có năng lực tài chính, công nghệ,
quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở
ngại lớn đối với DN nội nếu muốn cạnh tranh với
ngành thương mại điện tử nước ngoài. Ngoài ra,
nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung
cấp các giải pháp thương mại điện tử thì rất dễ bị
tốn chi phí mà không thu lại được nguồn lợi gì.
Thứ ba,
nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy,
số lượng người dùng internet mua sắm trực tuyến
tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp
hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng
Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông
qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong
khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông
Nam Á. Tại Đông Nam Á, trung bình chỉ có 47%
DN áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng
(COD), trong khi ở Việt Nam có đến hơn 80% DN
hỗ trợ phương thức thanh toán COD. Ở Singapore
và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%.
Thứ tư,
phần lớn DN Việt, đặc biệt là các DN vừa
và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên
cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán
hàng trực tiếp, không phải qua các nhà phân phối
trung gian. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng
trực tuyến trong nước cũng vẫn yếu so với nhiều
nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất lượng, mẫu
mã sản phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm
tương tự của nhiều nước khác…
Thứ năm,
cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không
chỉ khiến cho thương mại điện tử của Việt Nam khó
cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối
mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức
về an ninh mạng. Thống kê của Lazada tại Diễn đàn
Toàn cảnh Thương mại điện tử 2017, trong sự kiện
cáp quang AAG bị đứt vào 2,3 tuần năm 2016, Lazada
đã mất tới 30% doanh thu trung bình trong một ngày.
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật
thông tin… trên các giao dịch điện tử vẫn chưa thể
khiến người tiêu dùng an tâm. Thời gian qua, Nhà
Hình 3: Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ
thông tinvà thương mại điện tử của doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...121
Powered by FlippingBook