28
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
hóa, cũng đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại
điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể
trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng,
có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật
pháp… Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học
và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không
những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nước
mà cho cả mọi người dân. Ngoài ra, Chính phủ và
các DN cần kết hợp với người tiêu dùng đẩy mạnh
hoạt động truyền thông và giáo dục, tăng cường
quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong
toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương
tiện thanh toán quen thuộc.
Thứ sáu,
chủ động hợp tác về thương mại điện
tử với các quốc gia và các tổ chức quốc tế thúc đẩy
thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại
phi giấy tờ. Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao -
Kinh tế APEC 2017 ngày 8/11/2017 đã thông qua
một trong những văn kiện quan trọng bắt nguồn
từ sáng kiến của Việt Nam, đó là Khung thuận
lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong
APEC. Là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của
thương mại thế giới, từ xuất phát điểm gần như
bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối
năm 2016, thương mại điện tử xuyên biên giới ước
tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu. Nhằm phát
huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương
mại điện tử xuyên biên giới, đóng góp tích cực
cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt
Nam cần phối hợp với các thành viên APEC hoàn
thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại
điện tử của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận
lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong
khu vực; Tăng cường xây dựng năng lực để các
nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các DN vừa, nhỏ
và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại
điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên
toàn thế giới; Giải quyết những vấn đề mới và
liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện
tử xuyên biên giới…
Tài liệu tham khảo:
1. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại
điện tử Việt Nam năm 2018;
2. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Thương mại
điện tử ở Việt Nam và một số giải pháp điều hành;
3. Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềmnăng và thách thức, Báo
Diễn đàn Doanh nghiệp;
4. Hương Xuân (2017), Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển
nhanh hơn?, Tạp chí The Leader;
5. ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam
trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017.
vụ thanh toán điện tử trong nước và quốc tế, liên
quốc gia, liên ngành.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt
Nam và DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại
điện tử cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính
sách quy định không còn phù hợp với sự phát triển
thương mại điện tử…
Thứ hai,
Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có
chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu
tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ
tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đồng thời,
đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ
cho thương mại điện tử. Các cơ quan nhà nước
phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm
công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh
bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc
gia, và xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng
Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán
không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở
pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử; Đẩy
mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan
điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục
xuất, nhập khẩu điện tử…
Thứ ba,
đảm bảo an toàn cho các giao dịch
thương mại điện tử. Thương mại điện tử có nhiều
tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán
virus, tấn công vào các website; Phát tán thư điện
tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM…
Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao
dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán hàng giả… do
vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm.
Trong đó, cần yêu cầu các sàn giao dịch thương mại
điện tử tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng
sản phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với
các DN bán hàng giả, hàng nhái… Đối với các DN
và các sàn thương mại điện tử, cần tăng cường an
ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán
điện tử. Nếu có nền tảng công nghệ chắc chắn và
ổn định, người dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc chắn
rảo cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp.
Thứ tư,
cần nâng cao khả năng quản trị DN thông
qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các DN cần
nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng
sinh cho riêng mình, hợp tác để đáp ứng từng phần
trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói
chính mình trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”.
Thứ năm,
đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực. Muốn phát triển thương mại điện tử, ngoài
việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học
mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công
nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế
các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số