22
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Những rào cản và đề xuất
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực,
song thực tế, vẫn đang còn không ít rào cản, tồn
tại ảnh hưởng đến hiệu quả xúc tiến thương mại.
Cụ thể, số lượng đề án được phê duyệt hàng năm
lớn nhưng chưa rõ trọng tâm, trọng điểm; Quy mô
đề án xúc tiến thương mại còn khiêm tốn, chưa có
đề án trung và dài hạn; Nguyên tắc phân bổ nguồn
kinh phí bố trí giữa các cấu phần và hình thức hỗ
trợ chưa được xác định rõ, dẫn đến phần kinh phí
cho đào tạo kỹ năng chênh lệch lớn so với kinh phí
hỗ trợ trực tiếp DN...
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại trong
nước, vẫn còn một số trường hợp, việc tổ chức các
phiên chợ, hội chợ tại địa phương còn chưa đạt yêu
cầu đề ra. Hàng hóa chưa phong phú, đa dạng, việc
tổ chức dàn dựng gian hàng tại một số phiên chợ
ở địa phương còn sơ sài, chưa gây ấn tượng tốt.
Tham gia các phiên chợ phần lớn là DN thương
mại nên mới chỉ tập trung vào việc bán hàng,
chưa chú trọng giới thiệu, tuyên truyền quảng bá
sản phẩm, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng…
Thời gian tới, DN Việt Nam sẽ có cơ hội để khai
thác hiệu quả hơn các lợi ích từ các FTA mang lại,
thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA.
Đồng thời, thông qua hoạt động xúc tiến thương
mại, DN cũng có cơ hội từng bước phát triển thương
hiệu, nâng cao giá trị gia tăng trong từng sản phẩm;
Phát triển sản phẩm mới, tiến tới xuất khẩu giá trị
cao và bền vững. Để có thể tận dụng được cơ hội,
cần chú ý một số vấn đề sau:
Về phía cơ quan quản lý:
Thứ nhất,
tập trung triển khai các chương trình
hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
với nhiều hình thức mới đa dạng, thiết thực, hiệu
quả như: Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành,
tổ chức đoàn giao dịch thương mại giúp duy trì kim
ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở
rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị
trường tiềm năng… Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm
các thị trường mới, tiềm năng, trong đó hướng sự
chú ý tới các thị trường Việt Nam đã hoặc chuẩn bị
ký kết các FTA, nơi các sản phẩm của Việt Nam sẽ
có cơ hội xuất khẩu lớn trong tương lai.
Thứ hai,
dành nhiều hơn nữa nguồn lực hỗ trợ
cung cấp thông tin thị trường, phát triển khâu thiết
kế mẫu mã sản phẩm. Huy động tối đa các nguồn
lực, trong đó ưu tiên các nguồn lực ngoài Nhà nước
để phục vụ hoạt động thông tin xúc tiến thương mại.
Thứ ba,
đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin
xúc tiến thương mại. Xây dựng cơ chế, chính sách phù
từ 3 tỷ USD năm 2003 lên 18 tỷ USD năm 2017 và
dự kiến, năm 2018 sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD...
Theo Bộ Công Thương, năm 2018, Chương trình
xúc tiến thương mại quốc gia được phê duyệt với
kinh phí 103 tỷ đồng, gắn với việc triển khai 156 đề
án. Chương trình bao gồm các hoạt động nhằm phát
triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu như: Hội chợ
chuyên ngành trong nước, thực hiện tại nước ngoài,
hoạt động đón nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt
Nam giao dịch mua hàng, thông tin thương mại…
Cùng với đó, chương trình tiếp tục triển khai các
hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường
nội địa, nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, góp
phần củng cố và phát triển thị trường trong nước. So
với những năm trước, Chương trình xúc tiến thương
mại quốc gia năm 2018 có nhiều điểm mới khi tập
trung hỗ trợ các đề án trọng điểm theo ngành hàng,
thị trường, ưu tiên phát triển thương hiệu cho một
vài sản phẩm chủ lực theo từng năm. Chương trình
đã phê duyệt 11 đề án mang tính trung hạn, tạo điều
kiện cho đơn vị chủ trì và DN chủ động trong việc
xây dựng kế hoạch triển khai xúc tiến thương mại
cho cả giai đoạn 2018-2020.
Cùng với nhiều điểm mới trong Chương trình
Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018, mới
đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý
Ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại
thương. Mục tiêu của Chương trình nhằm góp
phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của
cộng đồng DN; Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương
mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;
Ứng pho kip thơi, hiệu quả vơi nhưng phan ưng,
biên đôi cua thị trương xuât khâu, nhâp khâu. Nghị
định số 28/2018/NĐ-CP cũng quy định một số biện
pháp phát triển ngoại thương, trong đó, quy định
rất rõ về nội dung, nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ
trợ và mức hỗ trợ… đối với đề án Xúc tiến thương
mại quốc gia.
Hình 1: Mục tiêu của Chương trình cấp quốc gia
về xúc tiến thương mại
Nguồn: Nghị định số 28/2018/NĐ-CP của Chính phủ