20
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
vụ trung gian thanh toán; Phối hợp với các công
ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông... có
cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ
chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển của
tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử...
Năm là,
nhằm trang bị kiến thức, nâng cao kỹ
năng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử cho công chức thuế, Tổng cục Thuế cần tổ
chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo trong và
ngoài nước, đào tạo kiến thức về thương mại điện tử
và kỹ năng tìm kiếm, truy lần dữ liệu...
Sáu là,
tích cực tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho
các cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện
tử nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh
nghĩa vụ thuế. Phối hợp với các cơ quan báo chí
về việc thông tin đối với các tổ chức, cá nhân hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử qua mạng có
hành vi trốn thuế trên các phương tiện thông tin đại
chúng đảm bảo nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của
cơ quan quản lý Nhà nước.
Bảy là,
tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế
trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử với các nước không chỉ nhằm quản lý thuế
tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử, hạn
chế tối đa tình trạng trốn thuế, góp phần lành mạnh
hóa môi trường kinh doanh, tạo sự công bằng cho
các DN làm ăn chân chính. Việc quản lý hoạt động
thương mại điện tử rất cần phải có sự phối hợp với
cơ quan thuế các nước trên thế giới. Trước mắt, chủ
động tham gia chương trình hành động hợp tác về
hành chính, về quản lý, chống xói mòn nguồn thu
và chống chuyển lợi nhuận ra các “thiên đường
thuế”, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử mà
hiện nay Việt Nam đang cam kết tham gia. Ngoài
ra, tích cực hợp tác với các DN chuyên về hoạt động
thương mại điện tử như các trang mạng: Amazon,
Google, Facebook, Youtube… nhằm đề ra cơ chế
kiểm soát hợp lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2017), Dự thảo Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế
(sửa đổi);
2. Tổng cục Thuế (2017), Công văn số 2623/TCT-CS ngày 16/06/2017 về việc
tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử;
3. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại
điện tử Việt Nam năm 2018;
4. Sông Hương (2017), Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử: Lấy công
nghệ ‘chống’ công nghệ, Báo Kinh tế Đô thị điện tử;
5. Nhật Minh (2017), Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh qua Facebook:
Cần những giải pháp đồng bộ, Thời báo Tài chính Việt Nam;
6. Hà An (2017), Lúng túng quản lý thuế thương mại điện tử, Báo Đấu thầu.
Một là,
rà soát lại các văn bản pháp luật thuế
hiện hành để kịp thời có những hoàn thiện, sửa đổi
cho phù hợp với sự phát triển cũng như tình hình
thực tế hoạt động của DN kinh doanh thương mại
điện tử. Đồng thời, chú ý rà soát lại các thông tư
liên tịch hiện hành về trao đổi thông tin với các bộ,
ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước
về thương mại điện tử để phục vụ hiệu quả cho
công tác quản lý thuế. Ngoài ra, các cơ quan ban
ngành cần rà soát sửa đổi, bổ sung quy định về xử
lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, lĩnh
vực thuế để tăng cường tính răn đe đối với các tổ
chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử cố tình trốn thuế, tránh thuế.
Hai là,
cần nghiên cứu, nhận diện và phân
nhóm người nộp thuế theo các loại hình thương
mại điện tử điển hình để tập trung nguồn lực
quản lý. Trước mắt nên chú trọng vào các loại
hình thương mại điện tử đang phát triển mạnh
và rủi ro cao như: Kinh doanh trò chơi trực tuyến;
Cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; Sàn giao
dịch thương mại điện tử; Cung cấp sản phẩm số
(nhạc, phim qua internet)… sau đó tiếp tục tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời
chấn chỉnh, răn đe các hành vi vi phạm trong lĩnh
vực kinh doanh này.
Ba là,
nghiên cứu đề xuất với các cơ quan chức
năng có phương án kết nối, trao đổi thông tin điện
tử với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại,
các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ
tầng mạng, các công ty bưu chính, chuyển phát, để
trao đổi, thu thập, nắm bắt thông tin của các đơn vị
có hoạt động thương mại điện tử.
Bốn là,
cơ quan thuế tăng cường phối hợp với các
bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể, phối hợp
với Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài
khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương
mại điện tử mở tại các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam, các tổ chức không phải là ngân hàng
được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch
TheoBộTài chính, Luật Quản lý thuế hiệnhành,
dù đã được sửa đổi bổ sung ba lần, tạo tiền đề
áp dụng quản lý thuế điện tử, song chưa đảm
bảo được cơ sở pháp lý cho việc chuyển hẳn
sang áp dụng rộng rãi. Do đó, cần thiết sửa
đổi Luật Quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo
khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý
thuế điện tử.