TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
19
bắt toàn bộ quá trình giao dịch...
Thứ ba,
khó quản lý do sự phát triển nhanh của
kỹ thuật công nghệ. Hoạt động thương mại điện
tử được thực hiện qua các phương tiện công nghệ
thông tin như: Điện thoại di động, máy tính, có thể
phát sinh mọi lúc, mọi nơi, không giống như hình
thức kinh doanh truyền thống (có cửa hàng, địa chỉ
DN...). Ngoài ra, thông tin của người mua và người
bán thường không hiển thị cụ thể, cơ quan thuế
muốn tìm kiếm cũng rất khó khăn. Với tốc độ phát
triển internet như hiện nay, hoạt động thương mại
điện tử sẽ ngày càng gia tăng, kéo theo các hình
thức kinh doanh thương mại điện tử cũng sẽ ngày
càng phát triển đa đạng và phức tạp. Nếu cơ quan
thuế không kịp nắm bắt và có biện pháp quản lý
phù hợp sẽ không quản lý được DN, tạo ra sự mất
bình đẳng trong môi trường kinh doanh và mất
nguồn dư địa thuế dồi dào, đặc biệt trong bối cảnh
khó khăn về thu ngân sách như hiện nay.
ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một
bộ phận kinh doanh thương mại điện tử chưa cao,
việc quản lý thu thuế trên thực tế hiện nay còn gặp
không ít khó khăn. Hiện nay, các hình thức thu
thuế vẫn chủ yếu là tổ chức, cá nhân tự khai, tự tính
và tự nộp cho Nhà nước. Lợi dụng quy định này,
hầu hết các cá nhân và DN kinh doanh qua mạng
Internet tìm mọi cách để “lách”, để tránh nộp thuế,
cho dù ngành Thuế đã có nhiều giải pháp tìm cách
quản lý nhằm giảm thất thu ngân sách nhà nước.
Thứ năm,
trong quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử đòi hỏi cán bộ thuế phải tường
tận nghiệp vụ cả về chuyên ngành Thuế, kinh tế,
công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Do đó, cần tăng
cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuế.
Đề xuất, kiến nghị
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao
hiệu quả đối với hoạt động quản lý thuế thương mại
điện tử, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
hệ thống pháp luật của Việt Nam liên
quan đến quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử còn có những nội dung chưa đồng bộ
và hoàn thiện. Do đây là loại hình kinh doanh mới
dựa trên nền tảng công nghệ vốn rất khó kiểm soát,
nên hiện nay ở nước ta các quy định thuế liên quan
đến hoạt động thương mại điện tử vẫn “chung
chung”, chưa bám sát được thực tiễn phát sinh.
Thứ hai,
phương thức thanh tra, kiểm tra hoạt động
thương mại điện tử đòi hỏi những yêu cầu rất khác
so với thanh tra, kiểm tra theo phương thức truyền
thống. Chẳng hạn, để thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra, cán bộ thuế cần phải có trình độ cao về tin
học, ngoại ngữ và phải giỏi về các ứng dụng, phần
mềm hỗ trợ để truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ
liệu lịch sử giao dịch làm bằng chứng đấu tranh đối
với các hành vi vi phạm của người nộp thuế. Trình
độ công nghệ của cán bộ thuế hiện nay chưa thể thực
hiện để bao quát được nhiệm vụ này.
Thứ hai,
giao dịch thương mại điện tử có những
đặc điểm ảo, khó kiểm chứng thông tin nhận dạng,
tính rộng lớn, tính quốc tế, dễ dàng tiếp cận, dễ dàng
xóa bỏ, thay đổi nên tạo sự khó khăn trong việc nắm
bắt các giao dịch. Ngoài ra, quản lý thuế hiện nay
đối với loại hình kinh doanh qua mạng cũng gặp
nhiều khó khăn trong việc quản lý như khó xác định
chính xác được người nộp thuế, doanh thu phát
sinh... nắm bắt quy mô hoạt động kinh doanh, nắm
Hình 3: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng
qua các công cụ trực tuyến
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
Hình 4: Tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng
qua các công cụ trực tuyến
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
Tại Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt
Nam năm 2018 được công bố mới đây, Hiệp
hội Thương mại Điện tử Việt Nam nhận định,
từ năm 2018, thương mại điện tử Việt Nam
chuyển sang giai đoạn thứ ba với tốc độ phát
triển nhanh và ổn định. Trong giai đoạn này,
giao dịch trực tuyến sẽ tăng cao cả số lượng
giao dịch cũng như giá trị giao dịch.