TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
17
Việt Nam, thì cơ quan thuế vẫn rất khó khăn trong
việc tìm ra giải pháp để buộc các tổ chức, cá nhân
này đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân là do hoạt động thương mại điện
tử rất đa dạng và phong phú, phạm vi kinh doanh
rộng nên đã có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi ngành
Thuế phải giải quyết như: Làm thế nào để xác định
đúng doanh thu cũng như là lợi nhuận của những
DN hoạt động trong nền kinh tế số; Xác định khái
niệm về nguồn phát sinh thu nhập, cơ sở thường
trú hay đặc điểm thu nhập để quản lý thuế... Việc
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
không chỉ là bài toán khó đối với cơ quan Thuế mà
còn là thách thức đối với hoạt động giao dịch điện
tử xuyên biên giới. Do vậy, việc quản lý thuế đối với
hoạt động này đã được đưa vào chương trình nghị
sự nhiều phiên họp của Bộ trưởng Tài chính các
nước. Năm 2017, Việt Nam với tư cách là Chủ tịch
Diễn đàn Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC)
cũng đã đưa nội dung này vào chương trình nghị sự
của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC. Nội dung
về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử cũng là 1 trong 15 chương trình hành động của
Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc Tổ chức Hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) và các nước G20.
Thời gian tới, Việt Nam cũng đang chuẩn bị các cơ
sở pháp lý để tham gia chương trình hành động để
hợp tác về hành chính, về quản lý, chống xói mòn
nguồn thu và chống chuyển lợi nhuận ra các “thiên
đường thuế”, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện
tử. Đây là một trong những nội dung tăng cường
hợp tác với các cơ quan thuế quốc tế.
Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh thương
mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ trong
Thực trạng quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Đến nay, các loại hình kinh doanh thương mại
điện tử mới nhất trên thế giới đều đã xuất hiện tại
Việt Nam. Trong thời gian ngắn trở lại đây, tại Việt
Nam đã xuất hiện các mô hình kinh doanh mới nhất
như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải Uber, Grab,
đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka,
quảng các trực tuyến trên Google, Facebook... Tuy
nhiên, trong khi các doanh nghiệp (DN) cung cấp
dịch vụ xuyên biên giới như Google, Facebook... hay
các cá nhân kinh doanh qua Facebook hàng năm
đang thu được một nguồn lợi khá lớn từ thị trường
Quản lý thuế đối với thươngmại điệntử
tại Việt Nam: Thực trạngvà giải pháp
ThS. Lê Thị Thùy Linh
- Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh *
Là quốc gia có dân số trẻ, đang phát triển, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềmnăng
phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù, thương mại điện tử là một loại hình kinh
doanhmới, nên cơ quan thuế sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh vực
này. Do vậy, việc đề xuất, kiến nghị giải pháp quản lý hiệu quả thương mại điện tử, tránh thất thu cho ngân
sách nhà nước và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Từ khóa: Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, quản lý thuế
Vietnam is a country of young population and
on its way of socio-economic development, the
country has aslo been evaluated to have great
potential for e-commerce. However, due to the
characteristics of this new and complicated
business type, the tax agencies will be facing
difficulties in managing and collecting tax.
Therefore, the recommendations and solutions
to manage e-commerce to avoid losses and
damages of state budget and ensure an equal
business environment are essential for the
current context.
Keywords: E-commerce, online business, tax management
Ngày nhận bài: 27/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 16/3/2018
Ngày duyệt đăng: 20/3/2018
*Email: