104
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
biện pháp nhằm tạo lập môi trường kinh doanh
thuận lợi, tăng năng lực cạnh tranh nhưng việc thu
hút các nhà đầu tư vào tỉnh Phú Thọ còn khiêm tốn,
chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh. Nội lực
kinh tế của Tỉnh còn thấp, việc đầu tư hạ tầng khu
công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đồng bộ, hạ tầng
còn thiếu, chưa tạo được nhiều quỹ đất sạch cho DN.
Ba là,
ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Phú
Thọ chưa thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV. Cả nước mới chỉ có 28 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đã thành lập Quỹ Bảo lãnh
tín dụng cho DNNVV. Quỹ này ra đời giúp các
DNNVV không có tài sản thế chấp, chưa có khả
năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay
nhưng có dự án đầu tư/phương án kinh doanh
hiệu quả, khả thi có thể vay được vốn ngân hàng.
Bốn là,
thiếu cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ
giữa ngân hàng thương mại với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, cơ quan thuế
và các hiệp hội, làng nghề… trong việc tìm kiếm,
giới thiệu các DNNVV có năng lực tài chính tốt để
ngân hàng xem xét, thẩm định cho vay mà hiện nay
chủ yếu là khách hàng tự đến hoặc số ít qua nỗ lực
tìm kiếm của cán bộ tín dụng hoặc qua sự phối hợp
của các bên nêu trên nhưng lại dựa trên mối quan hệ
cá nhân là chủ yếu.
Năm là,
công tác tuyên truyền, phổ biến về các
chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước chưa
được chú trọng nên sự lan tỏa các chính sách tới
các địa phương còn chậm, ít DNNVV biết để tham
gia. Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị
quyết số 35/NQ-CP và các cơ chế
chính sách, pháp luật về hỗ trợ và
phát triển DN đến các DN, người
dân chưa có hiệu quả cao, thậm
chí một số DN chưa biết đến Nghị
quyết số 35/NQ-CP (Văn phòng
Chính phủ, 2017).
Một số kiến nghị, đề xuất
Trong 5 năm qua, các DNNVV
tại tỉnh Phú Thọ đã phát triển
nhanh chóng, số lượng DN năm
sau cao hơn năm trước, phấn đấu
đạt mốc 8.000 DN vào năm 2020.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển
về số lượng, các DNNVV của Tỉnh
cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó
có khó khăn về vốn… Thực tế này
đòi hỏi các bộ, ngành chính quyền
địa phương cùng ngành Ngân hàng
phải có những bước đi mạnh mẽ
hơn để hỗ trợ DNNVV phát triển, cụ thể:
Một là,
tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ,
quyết liệt các chính sách, nhiệm vụ, biện pháp hỗ
trợ phát triển DNNVV, khuyến khích đổi mới sáng
tạo, khởi nghiệp theo tinh thần quyết tâm xây dựng
Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành
động, phục vụ người dân và DN; Tập trung tháo
gỡ khó khăn vướng mắc, tạo mọi điều kiện cho
DNNVV phát triển; Cải cách thủ tục hành chính,
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh của DN.
Các bộ, ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ
các chính sách hỗ trợ DNNVV được quy định trong
Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14. Các bộ, ngành,
cơ quan liên quan cần khẩn trương rà soát tổng thể hệ
thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây
dựng, nhà ở và các chính sách cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, hỗ trợ DN, xem xét đồng bộ với
Luật Hỗ trợ DNNVV; Hoàn thiện chính sách về bảo
lãnh cho DNNVV vay vốn theo hướng phù hợp với
thực tiễn, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên
tham gia và thể hiện được vai trò của Nhà nước trong
việc hỗ trợ DNNVV thông qua công cụ này.
Về phía địa phương, cần tiếp tục rà soát, nghiên
cứu để vận dụng thực hiện đầy đủ và phù hợp các
chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước đã ban
hành đối với DNNVV. Các sở, ban, ngành cần triển
khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ để DNNVV tiếp
cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Trung ương,
đặc biệt tập trung vào các chương trình hỗ trợ lãi
suất, vay vốn ưu đãi đối với các dự án quan trọng
Bảng 2: Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nguyên tắc
Nội dung
1
Việc hỗ trợ DNNVV phải tôn trọng quy luật thị trường, ph hợp với
điều ước quốc tế mà nước Cộng h a XHCN Việt Nam là thành viên.
2
Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ
tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
3
Nhà nước hỗ trợ DNNVV có trọng tâm, có thời hạn, ph hợp với mục
tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
4
Việc hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức,
cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó
nhưng không được trái quy định của pháp luật.
5
Trường hợp DNNVV đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ
khác nhau trong c ng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật
này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp
được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Trường hợp nhiều DNNVV c ng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy
định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn DNNVV do phụ nữ làm chủ,
DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
6
Doanh nghiệp nhỏ và v a được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguồn: Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật số 04/2017/QH14)