TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 100

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
101
nhà đầu tư với Nhà nước, thông qua tính số năm
khai thác và bàn giao công trình; đặc biệt giữa
nhà đầu tư với người sử dụng công trình, thông
qua tính phí giao thông đã gây nên những phản
ứng gay gắt giữa người sử dụng với nhà đầu tư
là minh chứng về xử lý lợi ích trong huy động
nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.
Quán triệt quan điểm mang tính nguyên tắc trên,
cần giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích theo hướng
“cùng có lợi” giữa các chủ thể tham gia đóng góp
nguồn lực, giữa các nguồn lực, giữa người đầu tư
nguồn lực với những người sử dụng các kết quả
đầu tư có vai trò hết sức quan trọng.
Để đảm bảo cùng có lợi, cần có sự công khai,
dân chủ trong mọi tính toán về lợi ích. Đối với
những người cùng tham gia đầu tư các nguồn lực,
cần định rõ nguyên tắc, cơ sở của sự phân định lợi
ích một cách khoa học, cần đảm bảo sự công bằng
về phân chia lợi ích, cùng các rủi ro, dựa trên các
tính toán về mức đóng góp của các bên cùng tham
gia đầu tư. Đối với những người có liên quan trực
tiếp cần đảm bảo lợi ích của họ mới có thể thu hút
họ tham gia sử dụng các kết quả đầu tư, trong đó
vấn đề lợi ích của nhà đầu tư và người sử dụng các
công trình đầu tư cần đảm bảo hài hòa, không tạo
những xung đột.
Đối với Hà Nội, đa dạng hóa nguồn lực xây
dựng các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ
thuộc quyền quản lý của Trung ương, nhưng cũng
cần xử lý tốt các mối quan hệ lợi ích khi giải phóng
mặt bằng ở phần các công trình trên địa bàn Hà
Nội, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước
với các nhà đầu tư khi đang có những dự luận về
sự cấu kết theo lợi ích nhóm, khi có những xung
đột lợi ích giữa người dân cận kề trạm thu phí và
giữa người tham gia giao thông với các nhà đầu tư
về mức thu phí.
Về nguồn lực đầu tư phát triển giao thông
nông thôn, cần giải quyết tốt mối quan hệ về tỷ
lệ giữa nguồn vốn ngân sách theo từng nhóm địa
phương có trình độ phát triển kinh tế khác nhau,
mối quan hệ giữa các thành phần dân cư có mức
thu nhập khác nhau trong huy động vốn góp của
người dân cho phát triển hạ tầng đường bộ của
giao thông nông thôn.
Trên thực tế, những vấn đề về đầu tư không
trọng điểm, tiến độ kéo dài, thất thoát, lãng phí
đã xảy ra trên phạm vi cả nước, trong đó có Thủ
đô Hà Nội. Tình trạng trên không chỉ làm cho việc
sử dụng các nguồn lực của đa dạng hóa kém hiệu
quả mà còn gây những khó khăn, cản trở khi huy
động nguồn lực.
Trong khoảng thời gian dài đầu tư nói chung,
đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
thường kém hậu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do
nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, trong khi đó đầu tư
thường dàn trải không chú ý tới đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm và dứt điểm, thất thoát khá lớn
trong đầu tư xây dựng…
Từ thực tế của TP. Hà Nội và kinh nghiệm tại
một số địa phương, một số nước, có thể rút ra các
bài học kinh nghiệm cho huy động nguồn lực phát
triển hạ tầng giao thông TP. Hà Nội như sau:
Một là,
xác định huy động nguồn lực cho phát
triển hạ tầng là giải pháp quan trọng để đầu tư phát
triển hạ tầng. Đối với lĩnh vực giao thông, hạ tầng
cần lượng vốn lớn, cần phải đa dạng hóa nguồn vốn.
Hai là,
trong đa dạng hóa nguồn lực, nguồn lực
từ ngân sách là nhân tố quan trọng để thu hút các
nguồn vốn khác.
Ba là,
cần chủ động kêu gọi sự tham gia của
thành phần kinh tế tư nhân và nhà đầu tư nước
ngoài. Trong hầu hết các dự án phát triển kết cấu
hạ tầng, vai trò của chính quyền hầu như chỉ là
duy trì một môi trường đầu tư ổn định với hệ
thống luật pháp thống nhất, ổn định và mức thuế
thấp. Các DN tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài
được khuyến khích khai thác tối đa các cơ hội kinh
doanh có được. Hình thức PPP cũng được áp dụng
với nhiều công cụ hỗ trợ đa dạng như: Trợ giá xây
dựng, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh doanh thu tối
thiểu, trợ giá vận hành, thời hạn chuyển giao dài...
Bốn là,
kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thu phí giao
thông trên các tuyến đường đầu tư hoàn chỉnh có thể
coi là nguồn lực cho duy tu bảo dưỡng và là nguồn
lực bổ sung cho tái đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Giao thông đường bộ năm 2016;
2. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
6/1/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn
2011-2020;
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 519/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch giao
thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về Phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
5. UBND TP. Hà Nội, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến
năm 2020 tầm nhìn 2030;
6. UBND TP. Hà Nội (2016), Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2015;
7. Vũ Đức Bảo (2013), Hà Nội thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đột phá từ
hình thức hợp tác công – tư.
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,110,...121
Powered by FlippingBook