100
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
cấp các trục đường hướng tâm; Tiếp tục xây dựng,
hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao
thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ
tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các
cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các
trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra
khỏi khu vực nội thành.
UBND Thành phố chỉ đạo tập trung rà soát hoàn
thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông Hà Nội trên cơ sở lựa chọn các công trình giao
thông quan trọng để sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư
xây dựng phù hợp khả năng huy động nguồn lực
đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, tạo sự liên kết và
phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm phía Bắc
và phát triển kinh tế vùng Thủ đô.
Thành phố chỉ đạo giải quyết tình trạng đầu tư
dàn trải, không dứt điểm, nhiều dự án không phát
huy được hiệu quả đầu tư, tình trạng chậm tiến độ,
đội giá công trình, chưa quản lý kiểm soát được đầu
tư…; Chú trọng quan tâm việc xã hội hóa đầu tư cho
vận tải công cộng, trong đó Nhà nước, chính quyền
Thành phố phải đóng vai trò chủ đạo trong vấn đề
xây dựng ý tưởng, lập quy hoạch và đầu tư hạ tầng
cho giao thông công cộng (hướng tuyến, bến bãi,
dịch vụ hậu cần, quản lý...).
Hà Nội đã đi đầu trong triển khai các chính sách
của Trung ương trong thu hút vốn đầu tư vào phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển hạ tầng
giao thông đường bộ nói riêng. Bên cạnh đó, đây
cũng là một trong các địa phương đi đầu trong tạo
lập môi trường thu hút vốn đầu tư tư nhân cho phát
triển hạ tầng giao thông dưới hình thức BOT và BT,
các công trình kết nối Hà Nội với các tỉnh phụ cận
do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, trong đó có sự
phối hợp của Hà Nội đã được mở rộng nhờ nguồn
tài chính từ quốc tế và tư nhân.
Đặc biệt, Hà Nội đã ban hành các cơ chế chính
sách để phát triển giao thông vận tải nói chung,
đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao
thông đường bộ nói riêng có tính đặc thù. Các công
trình giao thông nội đô, giao thông nông thôn trong
xây dựng nông thôn mới được hoàn thành khá tốt
trước hết từ các chính sách riêng của Thủ đô Hà
Nội. Cụ thể:
Một là, đối với giao thông đô thị:
Trong những
năm gần đây, nhiều công trình hạ tầng giao thông
đô thị đã được Thủ đô Hà Nội tập trung đầu tư
xây dựng góp phần từng bước hoàn chỉnh kết cấu
hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Nguồn vốn cho quy hoạch phát
triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến
năm 2020 vào khoảng 287.800 tỷ đồng. Trong số
đó, vốn cho các dự án đường bộ khoảng 112.200
tỷ đồng, các dự án đường sắt khoảng 138.800 tỷ
đồng; đường thủy khoảng 13.700 tỷ đồng; cảng
hàng không quốc tế và sân bay khoảng 13.800
tỷ đồng; 3.800 tỷ đồng cho công tác quản lý giao
thông và an toàn giao thông...
Để thu hút nguồn lực tài chính cho phát triển
hạ tầng giao thông đô thị, Hà Nội đã triển khai
tốt các chính sách của Trung ương, tranh thủ
nguồn vốn của ngân sách trung ương và dành tỷ
lệ thích đáng ngân sách của Thành phố cho xây
dựng các tuyến đường, phố, ngõ, ngách để xây
dựng các vỉa hè mở rộng các lòng đường tạo sự
thông thoáng hè phố…
Hai là, đối với giao thông nông thôn:
Chính phủ
đã đưa ra phương thức hướng dẫn tỷ lệ thu hút
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới như sau:
Vốn đóng góp từ dân khoảng 10%, từ DN 20%, từ
tín dụng 30% và từ ngân sách nhà nước là 40%.
So với các chương trình phát triển hạ tầng, tỷ lệ
thu hút vốn nêu trên là thấp đối với nguồn vốn từ
ngân sách và cao đối với nguồn vốn từ DN, từ tín
dụng và từ sự đóng góp của dân, nhất là ở những
địa phương kinh tế chưa phát triển, sức hấp dẫn
đầu tư kém...
Giải phápđa dạnghoá nguồn lực tài chính
chophát triểnhệthốnggiaothôngđườngbộTP.HàNội
Đối với phát triển hạ tầng nông thôn nói chung,
phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, cơ chế
quản lý với sự tham gia của người dân “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”
đã không chỉ đảm bảo dân quản lý nguồn vốn đã
huy động cho phát triển hạ tầng nông thôn mà còn
tạo sự tin tưởng để dân đóng góp nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới.
Trong phát triển giao thông, việc huy động
nguồn lực ngoài ngân sách dưới hình thức BOT,
BT được coi là giải pháp mạnh cho huy động
nguồn lực từ các tổ chức tài chính, các DN lớn và
thực tế ở Việt Nam, những công trình giao thông
lớn đã và đang được xây dựng từ các nguồn vốn
này. Tuy nhiên, việc xử lý mối quan hệ lợi ích giữa
Nguồn vốn cho quy hoạch phát triển giao
thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020
vào khoảng 287.800 tỷ đồng. Trong số đó, vốn
cho các dự án đường bộ khoảng 112.200 tỷ
đồng, các dự án đường sắt khoảng 138.800 tỷ
đồng; đường thủy khoảng 13.700 tỷ đồng.