TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
93
lớn, trong đó có nguyên nhân từ trục lợi bảo hiểm
với tình trạng ngày càng phổ biến, tính chất phức
tạp và quy mô lớn. Do vậy, Bộ Tài chính nên phối
hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn tình
trạng này.
Bên cạnh đó, cần có quy định đưa hành vi trục
lợi bảo hiểm vào tội phạm hình sự để tăng tính răn
đe cũng như cần thành lập trung tâm phòng chống
trục lợi bảo hiểm của ngành Bảo hiểm, để hỗ trợ
hiệu quả hơn cho các DN trong việc đấu tranh với
hiện tượng này.
Thứ ba,
cần tăng cường công tác tuyên truyền và
nâng cao nhận thức của người dân đối với lợi ích
mà bảo hiểm mang lại. Bên cạnh đó, cần có các biện
pháp yêu cầu các đối tượng phải mua bảo hiểm bắt
buộc như các DN, các chủ xe cơ giới phải thực hiện
nghiêm túc quy định của pháp luật trong việc mua
bảo hiểm.
Thứ tư,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực đang là vấn đề hết
sức cấp bách đối với các DN trong ngành Bảo hiểm.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nên có
quy định cho phép các DNBH được trích từ 3 - 5%
doanh thu vào Quỹ Đào tạo phát triển nguồn nhân
lực. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc sử dụng
nhân lực của các DN, tránh việc tăng trưởng nóng
đội ngũ đại lý thiếu chuyên nghiệp gây rủi ro cho
chính DN và khách hàng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn
2011-2015 có sự phát triển mạnh cả về lượng và
chất nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng. Các Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP), gia nhập Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC)… sẽ mang lại nhiều
cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế về mọi
mặt như: Thu hút đầu tư, tăng cường xuất, nhập
khẩu, khơi thông dòng tài chính. Đây không chỉ
là cơ hội cho nền kinh tế nói chung mà còn là cơ
hội cho ngành Bảo hiểm phát triển mạnh mẽ. Do
vậy, các DNBH phi nhân thọ cần triển khai các
giải pháp nhằm giữ vững thị phần trước các đối
thủ cạnh tranh đã và sẽ gia nhập thị trường trong
thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2016), Tổng quan thị trường bảo hiểm năm 2015;
2. Phùng Ngọc Khánh, Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015 và triển
vọng 2016, Tạp chí Tài chính số tháng 01/2016;
3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 195/2014/TT-BTC hướng dẫn đánh giá,
xếp loại DNBH;
4. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam,
/.
Ba là,
tỷ trọng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới
nhỏ. So với các quốc gia trên thế giới và trong khu
vực, giai đoạn 2008-2014, tỷ trọng phí bảo hiểm thu
xếp qua môi giới của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn,
chỉ đạt trung bình khoảng 19,5% trên tổng phí bảo
hiểm gốc. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số
DNBH hoạt động gần như độc quyền trong một số
lĩnh vực, các DN khác rất khó và hầu như không
khai thác được.
Bốn là,
nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm còn yếu
và thiếu. Hiện nay, tình trạng cạnh tranh thu hút
nhân lực chất lượng cao giữa các DNBH trên thị
trường diễn ra ngày càng gay gắt. Tình trạng này
dẫn tới sự xáo trộn nguồn nhân lực giữa các DN.
Cùng với đó, nguồn nhân lực trong ngành Bảo
hiểm còn yếu về hệ thống pháp luật kinh doanh
bảo hiểm, chưa am hiểu về hệ thống pháp luật liên
quan như: Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Đầu tư,
Luật Các tổ chức tín dụng…
Đề xuất các giải pháp
Để tận dụng tốt cơ hội, phát triển thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ bền vững cũng như khắc phục
những hạn chế còn tồn đọng, cần triển khai thực
hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
cần đẩy lùi tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các DN kinh doanh trong
ngành Bảo hiểm. Tình trạng cạnh tranh bằng hạ
phí, mở rộng phạm vi bồi thường đe dọa sự an
toàn của DNBH nói riêng và sự phát triển lành
mạnh của thị trường bảo hiểm nói chung. Do
vậy, cần sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các
DNBH từ các cơ quan hữu quan, nhất là đối với
các DNBH bị thua lỗ, không đảm bảo quyền lợi
của khách hàng và an toàn tài chính của DN. Từ
năm 2015, Bộ Tài chính quy định các DNBH phi
nhân thọ phải có chuyên gia tính phí bảo hiểm. Để
làm được điều này, cần xây dựng cơ sở dữ liệu
của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, để các
DN có thể sử dụng và tính phí, tránh được tình
trạng hạ phí như hiện nay.
Thứ hai,
hạn chế trục lợi bảo hiểm. Như đã
phân tích ở trên, tỷ lệ bồi thường của các DN rất
Tổng doanh thu phí toàn thị trường năm
2015 đạt khoảng 70.190 tỷ đồng, tăng
23,45% so với năm 2014. Doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ ước đạt 31.919 tỷ đồng,
tăng 17,18% so với năm 2014; doanh thu
phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 38.271
tỷ đồng, tăng trên 30% so với năm 2014.