94
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
TPP chỉ 9,7%.
Khâu dệt vải tạo ra khoảng 1,5 tỷ mét vải/năm
(chiếm 18% nhu cầu). Trong khi đó, nhập khẩu vải
tới 6,7 tỷ mét, chiếm trên 80% nhu cầu, chủ yếu nhập
từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, các nước TPP
chỉ chiếm 5,3%.
Thế mạnh của dệt may Việt Nam là ở công đoạn
may. Tuy nhiên, phương thức gia công xuất khẩu là
chủ yếu, chiếm 70%; phương thức mua nguyên liệu,
bán thành phẩm theo khách hàng chỉ định hoặc tự
khai thác (FOB I và FOB II) chỉ ở khoảng 20%; phương
thức sản phẩm bao gồm cả thiết kế (ODM) là 9% và
phương thức sản xuất và tiếp thị bán hàng trực tiếp
tại các trung tâm thương mại nước ngoài (OBM) chỉ
vỏn vẹn 1%. Vì thế, hiệu quả thấp và giá trị tăng thêm
của hàng dệt may xuất khẩu chỉ chiếm trên 50%.
Như vậy, may xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào
nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu, mà chủ yếu
không phải từ các nước thành viên Hiệp định TPP
và Hiệp định Việt Nam - EU.
Phương thức giúp dệt may Việt Nam chủ động
thâm nhập thị trường EU
Để dệt may Việt Nam có thể đứng vững và phát
triển trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là tại thị
trường EU, chúng ta cần sớm có một hệ thống giải
pháp đồng bộ và nhất quán cho lĩnh vực dệt may.
Thứ nhất,
doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam
cần lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động
thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường
EU. Cụ thể:
(i) Thiết lập mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với
Cơ hội hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do
Sau khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) kết thúc đàm phán và được ký kết, dư
luận thường nhắc đến ngành Dệt may, một ngành
được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp định
FTA, nhất là từ Hiệp định TPP, FTA Việt Nam - EU.
Cam kết Hiệp định TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan
với hàng dệt may Việt Nam, một số mặt hàng nhạy
cảm sẽ xóa theo lộ trình. Điều kiện để được hưởng
mức thuế suất 0% là đáp ứng các quy tắc xuất xứ
từ sợi trở đi tại nước xuất khẩu hoặc được tính toán
cộng gộp từ nội khối, đối với Hiệp định FTA Việt
Nam - EU thì lại quy định xuất xứ từ vải.
Với thuế suất đang áp dụng cho hàng dệt may Việt
Nam xuất khẩu vào Mỹ từ 17-18%, vào EU từ 8-12%
thì khi các Hiệp định TPP, FTA Việt Nam - EU có hiệu
lực, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi rất lớn. Bởi
vì nhiều nước thành viên TPP, EU đang là các đối tác
nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam như:
Mỹ (chiếm 40%), EU (13,7%), Nhật Bản (10,6%)…
Tuy nhiên, đi liền với những cơ hội trên, dệt
may Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức. Bất cập
lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung
ứng chính là khâu cung cấp nguyên, phụ liệu đầu
vào, hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 1% nhu cầu về
bông, 30% nhu cầu xơ. Sản lượng sợi đạt trên 1 triệu
tấn/năm, trong đó gần 70% xuất khẩu. Sợi sử dụng
trong nước chủ yếu nhập khẩu (tương đương lượng
sợi xuất khẩu, nhưng chất lượng cao hơn) từ Trung
Quốc 43%, Hàn Quốc 20%, Đài Loan 15%, các nước
XUẤTKHẨUHÀNGDỆTMAYSANGTHỊTRƯỜNGEU:
CƠHỘI VÀNHỮNGTHÁCHTHỨC ĐẶT RA
ThS. TRẦN THỊ THANH THỦY
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Trong các thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam thì châu Âu được đánh giá là một
trong những thị trường rộng lớn, tiềm năng nhưng cũng rất khó tính. Việc xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam vào thị trường này trong những năm gần đây đã có những bước tiến
mạnh mẽ, song vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam và thị
trường đầy tiềm năng này.