TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
77
hiện cụ thể như sau:
Tuổi trung bình của người sản xuất chính trong hộ
là 49 tuổi, Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau vì họ phải duy trì cuộc sống khi con của
họ đi làm ăn xa và không thể làm gì khác ngoài mía.
Hơn nữa, nông hộ gắn kết với cây mía vì lý do đất
đai phù hợp, có nhiều kinh nghiệm trồng mía, sản
phẩm dễ bán, dễ canh tác... Trình độ học vấn của chủ
hộ trung bình chỉ học hết lớp 5, dẫn đến việc tiếp cận
các kiến thức về khoa học kỹ thuật sản xuất mới bị
hạn chế. Đa phần nông hộ trồng mía dựa trên kinh
nghiệm thực tiễn, trung bình mỗi hộ có khoảng 21
năm kinh nghiệm trồng mía.
Tình hình tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể,
hợp tác xã
Tỷ lệ tham gia hoạt động từ các tổ chức xã hội và
đoàn thể của nông hộ trồng mía rất ít. Tỷ lệ tham gia
các tổ chức xã hội đều thấp hơn 20%, cụ thể tỷ lệ tham
gia hội nông dân là cao nhất chiếm 19%, tiếp đến là
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn:
Niên giám thống kê, báo cáo của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà
Vinh; các Báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang; Huyện
Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng; Huyện Trà Cú - tỉnh
Trà Vinh để thu thập diện tích, năng suất, sản lượng
mía và số nông hộ trồng mía tại địa phương làm căn cứ
thu thập số liệu sơ cấp; Báo cáo của các Hội thảo khoa
học về phát triển mía đường ở Việt Nam. Đồng thời,
từ tháng 12/2014 đến tháng 04/2015 thực hiện điều tra
tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và huyện Cù
Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: 2 huyện có diện tích trồng
mía lớn nhất. Bên cạnh đó, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
cũng được chọn do năng suất mía cao.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng theo địa bàn khảo sát theo tiêu
chí diện tích trồng mía đối với 308 nông hộ trồng mía
tại địa bàn nghiên cứu (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang; huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng; huyện
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Nghiên cứu sử dụng các
phương pháp phân tích thống kê mô tả (tần suất, tỷ
lệ, số trung bình, độ lệch chuẩn), biểu đồ tần suất, dự
báo cung cầu thị trường mía đường.
Kết quả và thảo luận
Một số đặc điểm của nông hộ trồng m a
Nông hộ trồng mía trong mẫu nghiên cứu có
sự đa dạng về tuổi tác, trình độ học vấn đến kinh
nghiệm sản xuất. Một số đặc điểm của nông hộ trồng
mía Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được thể
2,3%
UIDNG
K95-156
KHAC
K95-84
ROC 16
K92
ROC 22
K88
R570
2,9%
4,2%
5,2%
5,5%
12,7%
13,6%
29,2%
44,5%
HÌNH 1: THÔNGTINVỀ GIỐNGMÍATRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 308 hộ trồng mía, 2015
NGHIÊN CỨUTHỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊUTHỤMÍA
CỦANÔNGHỘVÙNGĐỒNGBẰNG SÔNG CỬU LONG
NCS. HUỲNH VĂN TÙNG
- Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ,
PGS.,TS LƯU THANH ĐỨC HẢI
- Đại học Cần Thơ
Nhằm nghiên cứu về tình hình trồng mía, vốn đầu tư sản xuất, bài viết phân tích thực
trạng sản xuất, sự tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể, tiêu thụ mía tại khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách để phát triển ngành
Mía đường khu vực này.