TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
79
thỏa thuận giữa nông hộ và người mua mía chiếm tỷ
lệ 45,1%. Bên cạnh đó, tỷ lệ người mua quyết định
giá chiếm tỷ lệ 39,9% không có chênh lệch lớn so với
tỷ lệ đồng thuận giữa nông dân và người mua cho
thấy, nông dân dễ bị ép giá, thông thường các thương
lái và nhà máy đều dựa trên trữ lượng đường để ra
quyết định giá cao hay thấp cho nông hộ.
Hình thức thanh toán
Hình thức thanh toán của các hộ trồng mía khá đa
dạng, một trong những hình thức thanh toán được
lựa chọn nhiều nhất là trả tiền mặt sau khi giao hết
sản phẩm chiếm 44,2%, là hoạt động mua bán chủ
yếu diễn ra giữa người bán (nông hộ) và người mua
(thương lái và nhà máy). Bên cạnh đó, hình thức đặt
cọc trước, phần còn lại trả khi nhận hàng xong chiếm
35,4%, là hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra giữa
người bán (nông hộ) và người mua (thương lái). Và
hình thức tiếp theo trong nhóm hình thức được nhiều
người lựa chọn là ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm
chiếm 13,3%, chủ yếu diễn ra giữa người bán (nông
hộ) và người mua (nhà máy).
Hình thức liên lạc với người mua
Hình thức liên lạc với người mua của hộ trồng
mía chủ yếu là để người mua tự tìm đến chiếm
57,5%. Bên cạnh đó, một số hộ nhận thức được lợi
ích của việc chủ động liên lạc với người mua và thiết
lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài, nên tỷ lệ nông
hộ chủ động liên lạc với người mua chủ yếu qua điện
thoại hoặc đến trực tiếp chiếm 34,7%, ở hình thức này
người mua sẽ đến xem mía và thống nhất giá cả với
nông hộ. Việc lựa chọn đối tượng thu mua mía thông
thường là những khách hàng đã từng quen biết và có
uy tín với nông hộ. Ngoài ra, việc bán thông qua môi
giới chiếm tỷ lệ rất thấp 3,2 %, điều này cho thấy môi
giới mua bán mía cũng không ảnh hưởng nhiều đến
việc tiêu thụ mía của hộ trồng mía.
diện tích trồngmía trong vùng khảo sát trên địa bàn còn
thấp và cũng là hạn chế của nông hộ trồng mía. Xuất
phát từ lý do trên, diện tích đất thuê trung bình của
nông hộ trồng mía cũng thấp chỉ 6.100 m2. Trên thực
tế, khi được đề cập đến diện tích trồng mía trong 5 năm
qua thay đổi như thế nào, thì đa phần các hộ đều cho
rằng không thay đổi chiếm 80,5% và còn lại là 14,3%
cho rằng, có sự thay đổi. Sự thay đổi này xuất phát từ
việc nông hộ không mặn mà với việc tiếp tục sản xuất
mía do giá mía bấp bênh, họ chuyển sang trồng các loại
nông sản khác với kỳ vọng thành công cao hơn.
Đối tượng tiêu thụ m a của nông hộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Đối tượng tiêu thụ mía của nông hộ chủ yếu là
thương lái chiếm tỷ lệ 55,84% và các thương lái sau
khi mua mía từ nông dân sẽ bán lại cho các nhà máy
đường. Đối tượng tiêu thụ mía của nhà máy đường
chiếm tỷ lệ 42,86%, chủ yếu là các nhà máy đường
mua mía theo khung CCS, một số nhà máy ký hợp
đồng với các Tổ thu mua mía, giao chỉ tiêu cho các
Trạm nguyên liệu, phối hợp với địa phương xây
dựng các mô hình cộng tác viên và các tổ sản xuất để
tham gia công tác đầu tư và thu mua mía.
Khả năng tiếp cận thông tin thị trường
Phần lớn nông hộ tiếp cận thông tin về giá cả, thị
trường qua các doanh nghiệp thu mua mía chiếm
62,7%, vì đây là kênh thông tin rất dễ tiếp cận hiện
nay do các nhà máy đường thông báo giá cho nông
hộ biết trước thời điểm thu hoạch (điển hình là các
thành viên Câu lạc bộ 200 thường được thông tin về
giá bán trước từ nhà máy đường). Ngoài ra, thông tin
về giá qua người thân hàng xóm chiếm 33,8%, tiếp
cận thông qua thương lái chiếm 29,2% và tiếp cận
thông qua truyền hình, truyền thanh chiếm 26,9%.
Đôi khi thông tin còn được cán bộ khuyến nông cung
cấp nhưng thường trễ hơn thông tin từ các nhà máy
đường chiếm 5,2%.
Hình thức quyết định giá m a
Khả năng quyết định giá bán của nông hộ là rất
thấp, chỉ chiếm 5,5%, trong khi đa số giá bán là do sự
V n vay
V n t có
60,13%
39,87%
HÌNH3: CƠCẤUVỐNĐẦUTƯ SẢNXUẤT
CỦAHỘTRỒNGMÍAĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 308 hộ trồng mía, 2015
BẢNG 2: DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG MÍA CỦA NÔNG HỘ (1.000 M2)
Chỉ tiêu
N Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Diện tích đất trồng
mía của hộ
308 1,00 60 10,74 8,53
Trong đó:
diện tích đất thuê
28 1,95 18,20 6,10 3,81
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 308 hộ trồng mía, 2015