78
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
Tham gia tập huấn về canh tác m a
Nông hộ không được tập huấn kỹ thuật chiếm
64,0%. Như vậy, đa phần các nông hộ trồng mía vẫn
dựa trên kinh nghiệm sản xuất lâu đời và thói quen
từ xưa. Có 36,0% nông hộ được tập huấn kỹ thuật
thông qua các công ty mía đường, chính quyền địa
phương, các câu lạc bộ (Câu lạc bộ 200 ở Hậu Giang),
hội nông dân, hội khuyến nông…với nội dung tập
huấn về kinh nghiệm trồng mía; hướng dẫn các bước
trồng mía; hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc
mía như cải tạo đất, đào hộc, cách chọn giống, cách
bón phân, ngừa sâu bệnh, sử dụng thuốc.
Thông tin về vốn đầu tư sản xuất
Qua Hình 3 có thể thấy rằng, cơ cấu vốn đầu tư
sản xuất của hộ trồng mía bao gồm vốn tự có và vốn
vay, trong đó vốn tự có chiếm hơn 60,0% trong tổng
số. Đa phần các hộ sử dụng vốn tự có cho hoạt động
sản xuất mía. Một tỷ lệ nhỏ các hộ có tiếp cận vốn
vay để bổ sung vốn đầu tư hoạt động sản xuất mía
của mình chiếm 39,87%. Điều này xuất phát từ việc
tiếp cận nguồn vốn vay của hộ còn gặp nhiều khó
khăn, đa phần quy mô sản xuất hộ còn nhỏ, hộ có ít
giá trị tài sản đảm bảo khi vay vốn làm cản trợ việc
tiếp cận vốn vay. Tuy nhiên, đặc điểm sản xuất mía
của nông hộ đòi hỏi đầu tư khá nhiều chi phí như:
Chi phí chuẩn bị đất (lên liếp, cày cuốc, vun xới…),
chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ bơm tác. Chính vì vậy,
bên cạnh vốn tự có thì hộ trồng mía cũng cần đến vốn
vay từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
Trong tổng số các nguồn vay vốn, thì Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là nguồn được
nhiều nông hộ tiếp cận và vay vốn nhiều nhất chiếm
36,36%, điều này đúng với thực tế khi các chính sách
vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đối với nông hộ tốt hơn các ngân hàng
khác. Tiếp đến là Ngân
hàng Chính sách Xã hội
với tỷ lệ là 17,86%. Bên
cạnh đó, hộ trồng mía
còn tiếp cận các nguồn
vốn khác như hội đoàn
thể, người thân và nguồn
vay khác. Tuy nhiên, tỷ lệ
vốn vay từ hội đoàn thể
còn hạn chế.
Thông tin về diện t ch
trồng m a
Diện tích đất trồngmía
của nông hộ trung bình
là 10.740 m2, nhìn chung
câu lạc bộ sản xuất mía và hội phụ nữ chiếm 13%.
Thông tin về giống m a của nông hộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Giống mía là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định đến năng suất mía, chi phí trồng trọt và
hiệu quả sản xuất của nông hộ. Các giống mía được
các nông hộ trồng mía lựa chọn được thể hiện qua
hình 1. Có đến 44,5% nông hộ chọn giống mía K95-
84, 29,2% nông hộ chọn giống mía ROC 16, 13,6%
nông hộ chọn giống mía K92 và 12,7% nông hộ chọn
giống mía ROC 22 còn lại là các giống mía khác.
Các lý do lựa chọn giống mía để đưa vào hoạt
động sản xuất mía khi trực tiếp thu thập ý kiến nông
hộ được thể hiện qua Hình 2. Theo đó, có thể thấy
rằng, có rất nhiều lý do để một giống mía được lựa
chọn đưa vào sản xuất tại vùng ĐBSCL, các yếu tố
như trữ lượng đường cao, năng suất cao được lựa
chọn nhiều và từ 47% trở lên. Trong đó, yếu tố quyết
định nhiều nhất và được nhiều hộ lựa chọn là trữ
lượng đường cao, việc có trữ lượng đường cao sẽ
giúp cho giá mía thu hoạch của hộ được nâng cao, từ
đó gia tăng lợi nhuận cho nông hộ.
Tr
đư ng cao
65,2%
47,0%
36,6%
18,8% 16,8% 15,5%
6,4%
Năng su t
cao
D
tr ng
Phù h p
th như ng
Sinh trư ng
t t
Ít sâu
b nh
Theo nhu c u
th trư ng
HÌNH 2: LÝ DO CHỌN GIỐNG MÍA
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 308 hộ trồng mía, 2015
BẢNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi của người sản xuất chính
Năm 22
87
49,23
11,75
Trình độ học vấn chủ hộ
Năm 0
16
5,81
3,67
Diện tích sản xuất mía
1.000 m2
1
60
10,74
8,53
Kinh nghiệm sản xuất
Năm 2
45
20,51
9,69
Số nhân khẩu trong hộ
Người
1
10
4,35
1,38
Số người trong độ tuổi lao động
Người/hộ
1
08
2,87
1,23
Số lao động sản xuất mía
Người/hộ
1
07
2,05
0,82
+ Số lao động nam
Người
1
05
2,04
0,76
+ Số lao động nữ
Người
1
07
2,06
0,97
Số người phụ thuộc
Người/hộ
0
05
1,48
1,17
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 308 hộ trồng mía, 2015