80
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
trường qua các doanh nghiệp thu mua mía là chủ
yếu, vì đây là kênh thông tin rất dễ tiếp cận hiện nay
do các nhà máy đường thông báo giá cho nông hộ
biết trước thời điểm thu hoạch (điển hình là các thành
viên Câu lạc bộ 200 tấn thường được thông tin về giá
bán trước từ nhà máy đường).
Thứ tư,
nông hộ gặp không ít những khó khăn
như thiếu vốn sản xuất, giá vật tư đầu vào, chủ yếu là
phân bón ngày càng tăng, kèm theo các biến động về
thời tiết làm ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả sản xuất
mía của nông hộ. Bên cạnh đó, khó khăn chủ yếu
trong quá trình tiêu thụ mía của các nông hộ là về
giá. Các hộ trồng mía cho rằng, giá cả mía bấp bênh
và thường phụ thuộc vào trữ lượng đường, mặt khác
giá cả mía còn bị tác động bởi giá đường thế giới và
trong nước. Điều này là trở ngại lớn nhất và là khó
khăn lớn nhất mà các hộ trồng mía gặp phải.
Thứ năm,
kết quả dự báo của Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA) cho rằng, xét trên quan hệ cung - cầu,
thị trường đường Việt Nam sẽ dư cung trong năm
2015. Tổng cung tăng nhiều hơn tổng cầu, lần lượt là
100 nghìn tấn và 85 nghìn tấn, lượng đường dự trữ
cuối kỳ của Việt Nam tăng 15 nghìn tấn (tăng 7,50%)
so với niên vụ 2014-2015. Nếu các số liệu dự báo của
USDA xảy ra, thì rõ ràng trong năm 2016, thị trường
đường trong nước sẽ dư cung.
Từ kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị chính
sách được rút ra như sau:
Một là,
quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất mía
đường ở từng địa phương khu vực ĐBSCL, trên cơ sở
đánh giá tính khả thi về xây dựng hạ tầng kỹ thuật
(giao thông, thủy lợi, điện...) đối với vùng nguyên
liệu quy hoạch.
Hai là,
quy hoạch mạng lưới sản xuất các sản
phẩm (điện bã mía, ethanol, phân hữu cơ vi sinh)
từ phụ phẩm sản xuất đường gắn với các nhà máy
đường, đảm bảo các nhà máy yên tâm sản xuất điện.
Ba là,
phân tích đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đường Việt
Nam trong điều kiện Việt Nam tham gia cộng đồng
kinh tế ASEAN, TPP.
Tài liệu tham khảo:
1. Lưu Thanh Đức Hải, 2008: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
mía đường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học;
2. Lê Thanh Hoài, 2013: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất mía của
nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang;
3. Nguyễn Bỉnh Khiêm, 2013: Giải pháp phát triển ngành mía đường tỉnh Hậu
Giang đến năm 2020 - Đại học Cần Thơ;
4. Nguyễn Quốc Nghi, 2016: Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm
khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Luận
án Tiến sĩ. Đại học Cần Thơ.
Khó khăn trong quá trình canh tác m a của nông hộ
Hoạt động sản xuất mía của nông hộ chịu nhiều
khó khăn, một trong những khó khăn lớn nhất của
hộ là về giá chiếm hơn 60%. Trên thực tế, các hộ
trồng mía cho rằng, giá cả mía bấp bênh và thường
phụ thuộc vào trữ lượng đường, mặt khác giá cả
mía còn bị tác động bởi giá đường thế giới và trong
nước. Điều này là trở ngại lớn nhất mà các hộ trồng
mía gặp phải. Chi phí sản xuất cũng là một trong
những trở ngại lớn đối với các hộ trong hoạt động
trồng mía.
Kết luận và kiến nghị
Thông qua kết quả nghiên cứu thực trạng sản xuất
và tiêu thụ mía đường ĐBSCL, một số kết luận quan
trọng được rút ra như sau:
Thứ nhất,
nông hộ trồng mía có nhiều năm kinh
nghiệm và gắn bó lâu đời với cây mía. Tuy nhiên, trình
độ học vấn của chủ hộ khá thấp dẫn đến việc tiếp cận
các kiến thức về khoa học kỹ thuật sản xuất mới bị
hạn chế. Nông hộ sử dụng diện tích đất thuê khá cao
do không có nhiều đất canh tác, thiếu lao động, thiếu
vốn và sản xuất không có hiệu quả, nên nông dân tự
ý cho thuê hoặc sang nhượng ruộng đất cho các hộ
trồng mía khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ tham gia vào các
tổ chức xã hội đoàn thể thấp, dẫn đến việc hạn chế
trong tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận khoa học
kỹ thuật mới...
Thứ hai,
nguồn gốc mía giống được các hộ chọn khá
đa dạng, chủ yếu được mua từ hàng xóm, mua ở địa
phương khác, từ thương lái bán giống, doanh nghiệp
cung cấp giống, cơ sở sản xuất giống địa phương, điều
này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngmía đường. Hơn
nữa, nông hộ không được tập huấn kỹ thuật tương đối
cao, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm sản xuất lâu
đời, điều này gây ra những trở ngại cho việc tăng năng
suất và trữ lượng đường trong sản xuất mía.
Thứ ba,
nông hộ tiếp cận thông tin về giá cả, thị
0
Khó khăn v
đi u ki n t nhiên
Khó khăn khác
8,12%
8,77%
22,73%
60,71%
Khó khăn v chi phí
Khó khăn v giá
0,2
0,4
0,6
0,8
1
HÌNH 4: KHÓ KHĂN TRONG QUÁ CANH TÁC MÍA CỦA NÔNG HỘ
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 308 hộ trồng mía, 2015