TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 37

36
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
tăng 14,35%, trong khi con số này ở nhóm NHTM
nhà nước là 254.655 tỷ đồng, tăng 10,96%. Nhóm
ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 141.838 tỷ
đồng vốn tự có, tăng 8,31%; còn lại là nhóm công
ty tài chính, cho thuê tài chính với 23.353 tỷ đồng,
nhóm ngân hàng hợp tác xã với 3.633 tỷ đồng. Về
chỉ tiêu vốn điều lệ, nhóm NHTM nhà nước giữ
ở mức 147.771 tỷ đồng trong khi nhóm NHTM cổ
phần tương ứng đạt 214.791 tỷ đồng, gần gấp rưỡi
vốn điều lệ của NHTM Nhà nước...
Giai đoạn 2011-2015 đã chứng kiến những
bước tăng trưởng vốn ngoạn mục của hệ thống
TCTD Việt Nam, thông qua các hoạt động như
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, bán cổ
phần cho tổ chức nước ngoài hay nhận bổ sung
vốn góp từ Chính phủ… dẫn đến hệ số an toàn
vốn (CAR) của các TCTD đã được cải thiện
đáng kể. Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày
31/12/2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của
toàn hệ thống ở mức 12,23%. Trong đó, CAR của
nhóm NHTM nhà nước thấp nhất, đã giảm từ
9,92% (đầu năm 2017) xuống còn 9,52% (cuối năm
2017), CAR của nhóm NHTM cổ phần cao hơn với
11,47%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
toàn hệ thống là 30,65% vào cuối năm 2017, giảm
so với đầu năm (34,51%). Tỷ lệ này tại các NHTM
nhà nước là 33,44%, tại NHTM cổ phần là 34,47%,
Công ty cho thuê tài chính cao nhất với 48,81%.
Tuy nhiên, các dữ liệu này vẫn chưa phản ánh
chính xác mức độ đủ vốn của hệ thống NHTM
do chưa xác định rủi ro thị trường và rủi ro hoạt
động. Ngoài ra, hiện nay hệ số an toàn vốn của
ngân hàng Việt Nam còn khoảng cách so với khu
vực và quy định trong Basel II và Basel III. Hệ
thống ngân hàng Việt Nam có mức đủ vốn thuộc
mức thấp trong khu vực ASEAN.
Hoạt động phát hành cổ phiếu
của các ngân hàng thương mại
Theo thống kê từ NHNN đến cuối tháng
5/2018, Việt Nam có 31 NHTM cổ phần, trong
đó có 16 NHTM cổ phần đang niêm yết trên cả
03 sàn HSX, HNX và UPCoM. Sự ra đời và phát
triển của thị trường chứng khoán đã đáp ứng
được nhu cầu huy động vốn của hệ thống NHTM
thông qua phát hành cổ phiếu. Vào những năm
2006-2007, trên thị trường chứng khoán, chỉ có
cổ phiếu STB của Sacombank phát hành và niêm
yết trên HSX và ACB của NHTM cổ phần Á Châu
phát hành và niêm yết trên HNX. Thời điểm đó,
Sacombank phát hành với số lượng là 189.947.299
cổ phiếu, trong khi NHTM cổ phần Á Châu phát
hành lần đầu với khối lượng là 110.004.656 cổ
phiếu. Những năm sau đó, các NHTM cổ phần
khác bắt đầu phát hành và các cổ phiếu ngân
hàng được xem là cổ phiếu vua. Rất nhiều các
cổ phiếu ngân hàng được phát hành như VCB
của Vietcombank, CTG của Vietinbank, BID của
BIDV, ACB của NHTMCP Á Châu… trở thành
những cổ phiếu săn đón của của nhà đầu tư tổ
chức lẫn cá nhân. Đến nay, số lượng các NHTM
phát hành cổ phiếu đã tăng lên đáng kể, thu hút
được lượng vốn lớn, giúp ngân hàng mở rộng
quy mô, tăng sức cạnh tranh theo kịp xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, phục vụ cho sự phát triển
của hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế.
Tại Việt Nam, các NHTM phát hành chủ yếu là cổ
phiếu để huy động vốn nguồn vốn chủ sở hữu phục
vụ chiến lược phát triển lâu dài cho ngân hàng. Theo
các chuyên gia tài chính, hoạt động phát hành cổ phiếu
của các NHTM cổ phần có nhiều lợi thế hơn các doanh
nghiệp thông thường khác do bởi tính chuyên nghiệp
cao, uy tín lớn trên thị trường tài chính, có nhiều mối
quan hệ và có thể tự đứng ra phát hành làm giảm chi
phí huy động vốn. Các NHTM cổ phần khi phát hành
cổ phiếu thường chọn phương thức phát hành ra công
chúng vì nhiều lợi ích hơn, trong tổng số khối lượng
cổ phiếu phát hành chiếm đến 93,48%. Thời gian qua,
nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của các ngân
hàng rất lớn, do vậy các ngân hàng đã chọn phương
thức phát hành ra công chúng để tăng vốn nhanh, tạo
ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của ngân hàng, thu hút
khách hàng, ít chi phí hơn trong việc huy động vốn
qua phát hành ở những lần tiếp theo. Với hơn 761.356
tỷ đồng tính đến năm 2017 mà các NHTM cổ phần đã
huy động được qua việc phát hành cổ phiếu đã cho
thấy việc huy động vốn qua kênh này là rất lớn, đóng
góp quan trọng cho sự phát triển của hệ thống ngân
hàng và sự phát triển kinh tế đất nước.
Những năm gần đây, các ngân hàng ít phát
hành cổ phiếu để tăng vốn, chủ yếu là phát
hành để trả cổ tức. Tuy nhiên, từ năm 2017 và
những tháng đầu năm 2018, phát hành cổ phiếu
Thống kê t Ngân hàng Nhà nước đến cuối
tháng 5/2018, Việt Nam có 31 ngân hàng
thươngmại cổ phần, trong đó có 16 ngân hàng
thương mại cổ phần đang niêm yết trên cả 03
sànHSX, HNX và UPCoM. Sự ra đời và phát triển
của thị trường chứng khoán đáp ứng được nhu
cầu huy động vốn của hệ thống ngân hàng
thương mại thông qua phát hành cổ phiếu.
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...95
Powered by FlippingBook