40
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
bước phát triển, chia sẻ những khó khăn với họ. Nếu
không, các DN này sẽ không thể tồn tại. Với mỗi giai
đoạn phát triển của nền kinh tế, các cơ quan nhà
nước cần tiếp tục cập nhật chính sách, ưu đãi hỗ trợ
DN phát triển, tăng cường yếu tố nội lực, làm động
lực phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, ngành Ngân
hàng cần có biện pháp thúc đẩy cho khu vực DN tư
nhân, nhất là DN nhỏ và vừa vay vốn. Các tổ chức tín
dụng tiếp tục rà soát để cải tiến, đơn giản hóa thủ tục
vay vốn; Chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm
tín dụng đặc thù cho đối tượng DN nhỏ và vừa cũng
như các sản phẩm về ngoại tệ, các công cụ phòng
ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp DN chủ động
về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro; Phát
triển thị trường trái phiếu cho DN tư nhân.
Để nâng cao cơ hội cho các DN nhỏ và vừa tiếp
cận nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần
nghiên cứu để tiết giảm các thủ tục về giao dịch
đảm bảo; Không bắt buộc khu vực DN tư nhân thực
hiện quá nhiều thủ tục và công chứng như hiện nay;
Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong
quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và DN; Tích
cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng – DN
để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp
tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc trên
tất cả các lĩnh vực khác nhau để DN có điều kiện
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đồng thời,
phân cấp giao quyền cho chính quyền cơ sở xác
nhận tình trạng tài sản, đất đai của người dân và
DN làm cơ sở để vay vốn.
Các chính sách hỗ trợ tín dụng cần phải có các
tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu nhằm hỗ trợ DN vay vốn
hiệu quả. Cụ thể là khuyến khích phát triển hệ
thống tài chính phi ngân hàng, nới lỏng các ràng
buộc liên quan đến tài sản thế chấp, đơn giản hoá
và cải tiến các thủ tục cho vay; Tạo ra sự bình đẳng
chi phí lãi suất cho vay, cân đối các nguồn vốn vay
với lãi suất và kỳ hạn phù hợp hơn với các DN, kể
cả vốn vay ưu đãi; mở rộng các hình thức thuê mua,
cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi hơn cho các
dự án khởi nghiệp khả thi, hiệu quả. Theo thống
kê của Công ty chứng khoán Rồng Việt (2018), lãi
suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương
mại nhà nước hiện nay phổ biến 6,8% – 8,5%/năm,
trong khi chi phí vay trung và dài hạn dao động
quanh mức 9,3% – 10,3%/năm, tuy nhiên, chỉ có các
DN có quy mô lớn mới có thể được tiếp cận được
nguồn vốn tín dụng này, số DN quy mô nhỏ còn lại
khó được tiếp cận. Kết quả điều tra DN của nhóm
nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng
cho thấy, hiện nay các DN, đặc biệt DN nhỏ đang
tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức với mức
lãi suất trung bình được đánh giá là cao và kỳ hạn
cho vay chưa hợp lý. Do vậy, cần tạo điều kiện cho
các DN bình đẳng khi tiếp cận vốn vay tín dụng
ngân hàng.
Các ngân hàng nên phát triển đa dạng các sản
phẩm tín dụng, trong đó có các sản phẩm tín dụng
đặc thù cho đối tượng DN tư nhân và các sản phẩm
mới như: Các sản phẩm về ngoại tệ, các công cụ
phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp DN
chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa
rủi ro, cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay,
tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ thanh toán, tài trợ
thương mại, bảo hiểm, trả lương; giải pháp quản lý
tài chính, thu hộ, quản lý dòng tiền, dịch vụ ngân
hàng điện tử… giúp tiết kiệm chi phí, thời gian,
nhân lực cho DN.
Ngoài ra, cần có nhóm giải pháp nâng cao năng
lực quản trị cho các DN, bao gồm bồi dưỡng, tập
huấn các kiến thức về quản lý, tài chính, kế toán
cũng như thị trường; hoàn thiện hệ thống kế toán
DN không chỉ phục vụ công tác báo cáo thuế mà
còn nhằm phục vụ công tác quản trị tài chính và ra
quyết định kinh doanh.
Với DN, cần đẩy mạnh, cơ cấu lại hoạt động,
quản trị, nâng cao khả năng tài chính, minh bạch,
tạo dựng niềm tin để các tổ chức tín dụng yên tâm
cấp tín dụng. Đặc biệt là tăng cường năng lực cạnh
tranh. Năng lực cạnh tranh của DN tốt sẽ có cơ hội
tăng lợi nhuận, tăng vốn, các dự án kinh koanh sẽ
có tính khả thi. Tất cả các yếu tố này sẽ là điều kiện
tốt để DN dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn bổ
sung cho hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng
phát triển hoạt động kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Định hướng
chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp;
2. Ngân hàng Thế giới (2017): Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam;
3. Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành (2018), Báo cáo kinh tế thường niên năm
2017: Tháo gỡ các rào cản phát triển doanh nghiệp;
4. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), Rào cản vốn tín dụng đối với các doanh
nghiệp tư nhân hiện nay tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Khả năng tiếp cận tíndụng củaDN tưnhân, nhất
là khu vực DNnhỏ và v a qua hệ thống các ngân
hàng thương mại hiện nay còn hạn chế, tỷ lệ dư
nợ cho DN nhỏ và v a chiếm trung bình khoảng
22 - 25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế
trong giai đoạn 2012 – 2017.