TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
39
gần 200.000 khách hàng đang còn dư nợ tại các tổ
chức tín dụng, tăng 10.500 khách hàng so với cuối
năm 2016. Ngành Ngân hàng đã có nhiều biện pháp
nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN tư nhân nhưng hiện
nay vẫn còn tới 70% DN tư nhân chưa tiếp cận được
vốn vay ngân hàng.
Số liệu điều tra trực tiếp 695 DN tại Hà Nội, Đà
Nẵng và Đồng Nai của nhóm nghiên cứu trường Đại
học Kinh tế Quốc dân công bố cuối năm 2017 cũng cho
thấy, trong số 298 DN đã nộp đơn vay vốn ngân hàng,
thì DN nhà nước chiếm 68%, DN tư nhân là 60% và
DN có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ thấp hơn chỉ
là 48%. Các DN đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ
được giải ngân một phần cho biết, nguyên nhân lớn
nhất là do tài sản thế chấp không đủ điều kiện. Đặc
biệt, DN vừa và nhỏ khó có khả năng tiếp cận nguồn
vốn vay chính thức vì phần lớn mặt bằng sản xuất,
máy móc, trang thiết bị cơ bản là đi thuê. Tương tự,
đối với các DN không vay vốn ngân hàng (loại trừ lý
do không có nhu cầu), một lý do cơ bản không tiếp cận
được vốn vay là không đủ tài sản thế chấp.
Bên cạnh rào cản về yêu cầu tài sản thế chấp, theo
kết quả phân tích thực nghiệm từ mẫu điều tra của
báo cáo, các DN vẫn phải tiếp cận nguồn vốn với lãi
suất cao. Ngoài chi trả lãi vay cao, để tiếp cận được
nguồn vốn vay tín dụng các DN phải bỏ thêm các chi
phí lót tay và quà tặng... Kết quả phân tích cho thấy,
DN có chi ra các khoản chi phí lót tay và quà tặng
sẽ giúp tăng xác suất món vay được chấp thuận từ
các tổ chức tín dụng khoảng từ 17,6 đến 24%. Trong
quá trình xử lý các hồ sơ xin vay từ các tổ chức tín
dụng, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các DN
nhỏ và vừa với các DN lớn, giữa các loại hình DN
sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Cụ thể, kết quả
thực nghiệm cho thấy, xác suất hồ sơ xin vay vốn
được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm khoảng 23,7
đến 26% nếu DN nộp hồ sơ xin vay thuộc DN nhỏ
và vừa. Ngược lại, xác suất sẽ tăng khoảng 2,3 đến
2,8% nếu DN đó thuộc sở hữu nhà nước.
Nguyên nhân khác khiến nhiều DN tư nhân ngại
tiếp cận với ngân hàng là do hoạt động thiếu hoạt
động minh bạch, quản trị điều hành chưa bài bản,
nhiều, DN chưa có chiến lược hoạt động cụ thể
khiến các ngân hàng tin tưởng cấp tín dụng.
Trong thực tế, một yếu tố tác động tích cực đến
khả năng tiếp cận vốn của DN là kinh nghiệm hoạt
động của DN trên thị trường, với xác suất được
chấp nhận vay tăng 1,6 đến 1,8 điểm khi tuổi của
DN tăng thêm 1 năm. Tuy nhiên, điều này cũng là
trở ngại đối với DN tư nhân, nhất là DN nhỏ và vừa
do tuổi bình quân của nhóm DN này ở Việt Nam
còn khá trẻ. Hơn nữa, trình độ của chủ DN còn hạn
chế và số các DN nhỏ và vừa có giám đốc tài chính
chỉ chiếm 12,23% mẫu điều tra. Hầu hết các DN nhỏ
và vừa hiện nay chưa lập báo cáo tài chính chuẩn
để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Các DN tư nhân
lại thường có thời gian thành lập ngắn, trong khi đó
tiêu chí của ngân hàng khi cấp tín dụng là DN phải
thành lập từ 2 – 3 năm trở lên và đạt lợi nhuận tăng
trong nhiều năm liên tiếp.
Thống kê cho thấy, có đến 90% DN khởi nghiệp
không có lãi trong vòng 3 năm đầu. Do tình hình tài
chính không tốt, việc sản xuất kinh doanh không ổn
định; hạn chế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, kỹ
năng quản trị và tiếp thị, thậm chí còn kinh doanh
theo kinh nghiệm hay chụp giật… nên thường khó
tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.
Kết quả thực nghiệm của nhóm nghiên cứu
trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng khẳng định,
vị trí địa lý của DN và các thủ tục để tiếp cận tín
dụng ngân hàng cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả
năng tiếp cận vốn của DN. Các DN có vị trí địa lý
càng xa các ngân hàng thì khả năng tiếp cận vốn vay
càng bị giảm; ước tính xác suất để món vay được
chấp nhận giảm khoảng 15%. Đồng thời, các DN
cũng cho rằng, thủ tục tiếp cận vốn vay ngân hàng
còn khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Điều này
cũng làm xác suất tiếp cận vốn vay từ ngân hàng
của DN giảm khoảng 11%...
Tháo gỡ“nút thắt”về vốn cho doanh nghiệp tư nhân
Trước bài toán làm thế nào để hỗ trợ khu vực
DN tư nhân, nhất là DN nhỏ và vừa có thể tiếp cận
được nguồn vốn tín dụng, giới chuyên gia đề xuất
cần có giải pháp đồng bộ, hiệu quả đối với cả hai
phía ngân hàng lẫn khu vực DN tư nhân. Trước hết,
cần có cơ chế chia sẻ thông tin của các bên liên quan,
bao gồm cả các cơ quan thuế, đăng ký DN, thông tin
tín dụng ngân hàng, qua đó, giúp các ngân hàng và
DN nhỏ và vừa chia sẻ, minh bạch thông tin; phục
vụ việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm DN nhỏ và
vừa tốt hơn.
Nhà nước cũng cần khuyến khích các ngân hàng
đẩy mạnh cấp tín dụng cho các DN, giúp họ từng
BẢNG 1: NGUYÊN NHÂN CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
BỊ NGÂN HÀNG TỪ CHỐI CHO VAY VỐN TÍN DỤNG
Nguyên nhân
Tỷ lệ doanh nghiêp không
được vay vốn tín dụng
Tài sản thế ch p không đủ đi u kiện
84,62%
Các dự án không đủ đi u
kiện để vay vốn
37,50%
Chi phí cao
40,38%
Nguồn: Báo cáo kinh tế thường niên, nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2017)