TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
45
của Agribank đã đạt gần 1 triệu 200 ngàn tỷ đồng;
Nguồn vốn huy động trên 1 triệu 100 ngàn tỷ đồng;
Quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1 triệu 120 ngàn tỷ
đồng, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
đạt tỷ trọng 73,6% và chiếm 51% thị phần tín dụng
toàn ngành Ngân hàng trong lĩnh vực này.
Là một trong các NHTM nhà nước đóng vai
trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, Agribank
luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của
một NHTM 100% vốn nhà nước trong việc dẫn
dắt hệ thống các tổ chức tín dụng thực thi nghiêm
túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và
các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước
về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp
phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an
sinh xã hội… Hiện nay, Agribank đang triển khai
9 chương trình tín dụng chính sách, cung ứng
trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, có
đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán
không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận
dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở
khu vực nông nghiệp, nông thôn… Với tỷ trọng
dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
luôn chiếm trên 70% dư nợ của ngân hàng và trên
50% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn của toàn hệ thống tổ chức tín dụng, các
chương trình tín dụng của Agribank đã và đang
góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm
nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành Nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Các mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng),
cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc
Ninh, Lào Cai, Hà Nam), đầu tư máy móc thiết
bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An), nuôi
tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận),
trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi, Kon Tum),
trồng mía (Khánh Hoà, Tuyên Quang), ngô (Sơn
La), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây
Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình
Thuận)… do Agribank đầu tư đã mang lại nhiều
hiệu quả thiết thực. Sản phẩm nông nghiệp sản
xuất ra đạt chất lượng, có giá trị hàng hóa cao, đáp
ứng các tiêu chí khắt khe của các thị trường khó
tính và tìm được chỗ đứng tại thị trường khu vực
và thế giới. Các mô hình sản xuất này bước đầu đã
tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và
người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu
tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công
nghệ cao, đóng góp tích cực đối với quá trình triển
khai tái cơ cấu nền nông nghiệp.
Agribank cũng khẳng định là NHTM duy nhất
có số lượng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân lên
tới hàng triệu. Tính đến 31/12/2017, dư nợ Agribank
cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân đạt trên 605
nghìn tỷ đồng với trên 3,7 triệu khách hàng. Giai
đoạn tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục chủ động chuẩn
bị đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay
nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đến việc đổi mới
phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản
thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay để hạ lãi
suất cho vay hỗ trợ khách hàng, thực hiện tốt chính
sách an sinh xã hội, đóng góp nhiều hơn nữa cho
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới. Đặc biệt, tiếp tục phát huy hơn nữa vai
trò của tín dụng ngân hàng đối với xuất khẩu nông
sản và nông nghiệp, nông thôn, tạo nền tảng thúc
đẩy ngành Nông nghiệp thực hiện thành công tái cơ
cấu, phát triển theo hướng bền vững.
Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Agribank trong bối cảnh hội nhập
Mặc dù được đánh giá là Ngân hàng có những đột
phá trong cho vay phát triển kinh tế hộ, ổn định kinh
tế vĩ mô, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, nhưng hiện nay Agribank vẫn gặp phải một số
khó khăn và hạn chế như: Chịu sự chi phối nhiều từ
phía hoạt động hoàn toàn không vì mục đích thương
mại; Ngành nghề đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông –
lâm – ngư nghiệp. Đây là thị trường chịu nhiều tác
động của yếu tố tự nhiên (thiên tai, hạn hán, lũ lụt)
nên rủi ro thất thoát là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh
số cho trong lĩnh vực này tuy nhỏ nhưng số lượng
khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý và
tốn kém. Chưa kể, trình độ công nghệ, kinh nghiệm,
kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ
cán bộ chưa đồng đều; Công tác quản trị rủi ro còn
thấp, chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro; Cơ
sở hạ tầng chưa đồng bộ (do sự rộng khắp của mạng
lưới chi nhánh và phòng giao dịch) nên quá trình cải
tiến và đầu tư công nghệ cao còn hạn chế…
Bước sang giai đoạn phát triển mới, Agribank
đối mặt với nhiều tác động và áp lực cạnh tranh
từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày càng
gia tăng, nhất là sự lớn mạnh từ các NHTM cổ phần
liên doanh, nước ngoài lớn mạnh về mạng lưới, quy
mô, năng lực tài chính, công nghệ hiện đại, trình
độ quản lý chuyên nghiệp. Rủi ro thị trường ngày
càng gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường
tài chính, lãi suất… Nền kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn phát triển và hội nhập, Agribank
định hướng tiếp tục bám sát các chủ trương, chính