TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 70

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
69
doanh, tuân thủ các quy chuẩn công nghệ sản xuất
và minh bạch hóa các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
cho người tiêu dùng. Cùng với đó, các DN cần coi
người tiêu dùng không chỉ là khách hàng, mà còn
là tài sản của mình cần phải bảo vệ; bảo đảm quyền
người tiêu dùng phải trở thành nhận thức chung,
thước đo nhân quyền và mục tiêu bảo vệ sức khỏe
người dân…
Tình trạng phí “bôi trơn” được mặc định
trong hoạt động và quản lý DN
Tình trạng phí “bôi trơn” được mặt định trong
hoạt động và quản lý DN ngày càng phổ biến
cho thấy rõ nét đặc thù trong văn hóa DN ở Việt
Nam. Theo điều tra của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) qua Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 cho thấy,
tính minh bạch vẫn là mối quan ngại lớn trong môi
trường kinh doanh ở Việt Nam. Theo đó, DN tiếp
tục có xu hướng dùng mối quan hệ cá nhân với
công chức nhà nước để tiếp cận thông tin, tài liệu
quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một môi trường kinh doanh thiếu minh bạch sẽ tạo
ra nhiều cơ hội cho việc nhũng nhiễu, tham nhũng.
Qua PCI 2016 cũng cho thấy, tới 66% trong tổng số
11.000 DN được hỏi phải “móc hầu bao” cho chi
phí không chính thức. Các DN thường phải chi khi
làm thủ tục cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp
đón thanh tra, kiểm tra, thủ tục cấp giấy phép kinh
doanh có điều kiện…
Trong nghiên cứu của dự án PCI năm 2017 do
VCCI công bố tháng 3/2018 cho thấy, mặc dù chi
phí không chính thức của DN có giảm nhưng vẫn
ở mức cao. Việc quyết liệt trong chống tham nhũng
khi các vụ án tham nhũng lớn được điều tra, xét
xử, được nhìn nhận là một phần trong chương
trình cải cách hành chính tổng thể, trong đó tăng
cường minh bạch thông tin và cải cách dịch vụ
công, nâng cao tính chịu trách nhiệm của các cán
bộ công quyền. Sau nhiều năm liên tục tăng, năm
2017 ghi nhận mức giảm đáng kể ở 3 chỉ tiêu: Tỷ
lệ DN chi trả chi phí không chính thức; tỷ lệ phần
trăm trong tổng thu nhập doanh nghiệp phải bỏ ra
hàng năm để chi các khoản không chính thức; chi
trả hoa hồng (chi phí không chính thức) để đảm
bảo trúng thầu.
Nhiều nhà quản lý DN cho rằng, việc chi trả chi
phí không chính thức hay tặng quà là phổ biến đến
mức 2 bên không cần phải trao đổi với nhau. Thực tế
này cho thấy, chi phí không chính thức hay tặng quà
đã ăn sâu vào hành vi hàng ngày và đã trở thành một
quy tắc ứng xử. Điều đáng lo ngại hơn, trong khi tình
trạng “bôi trơn”, “lót tay” dường như đã khá phổ
biến, là tâm lý chịu đựng, dẫn đến chấp nhận các chi
phí không chính thức trong giải quyết công việc có
liên quan đến chính quyền của nhiều DN.
Những chi phí “bôi trơn” có thể giúp một số DN
đẩy nhanh thủ tục hoặc có được những lợi thế nào
đó nhưng về tổng thể, chúng làm tăng gánh nặng chi
phí của DN, làm chậm hoặc cản trở dòng vốn đầu tư,
làmmất cạnh tranh lành mạnh và lệch lạc trong phân
bổ nguồn lực, gây thiệt hại chung cho xã hội. Chi phí
“bôi trơn” chính là thước đo mức độ nghiêm trọng
của tham nhũng, cũng như là bằng chứng cho thấy
sự bất lực, kém năng lực, hiệu lực và hiệu quả của
quản lý nhà nước nói chung, công cuộc chống tham
nhũng nói riêng. Những chi phí không chính thức chỉ
có thể bị loại bỏ bằng những biện pháp chính thức
đồng bộ và nhất quán…
Hiện nay, Việt Nam có hơn 4.000 điều kiện kinh
doanh, trong đó nhiều quy định không theo thông
lệ quốc tế, không phù hợp đối với sự phát triển
của kinh tế tư nhân; do đó cần bãi bỏ càng sớm
càng tốt hơn 50% điều kiện không hợp lý. Nhằm
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN phát triển bền
vững, ngày 20/9/2017, Bộ Công Thương có Quyết
định số 3610A/QĐ-BCT ban hành phương án cắt
giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công
Thương giai đoạn 2017-2018. Theo đó, Quyết định
này nêu rõ, cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh
doanh giai đoạn 2017 – 2018, chiếm tới 55,5% tổng
các điều kiện đầu tư kinh doanh của 27 nhóm
ngành hàng và sau khi cắt giảm, số điều kiện còn
lại chỉ còn 541, thay vì con số dự kiến ban đầu là
752 điều kiện.
Trên thực tế, đằng sau các thủ tục và điều kiện
kinh doanh đó là những nhóm lợi ích chi phối (điều
kiện về quy mô sẽ tạo độc quyền cho một số DN lớn;
điều kiện về kiểm tra chuyên ngành sẽ mở ra cơ hội
cho những người có thẩm quyền liên quan có thể
vòi vĩnh). Cắt bỏ các thủ tục này có nghĩa là cắt bỏ
số tiền “lót tay” mà các DN phải chi ra để “lọt” qua
cửa này. Cắt giảm các điều kiện kinh doanh, chúng
ta có quyền hy vọng môi trường đầu tư trong nước
sẽ ngày càng minh bạch, thông thoáng, bình đẳng
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, 2 điểm
nhấn nổi bật trong văn hóa DN cần được nhận
diện và xử lý: (i) Văn hóa DN trong tôn trọng,
bảo vệ quyền người tiêu dùng; (ii) Tình trạng
phí “bôi trơn” được mặc định trong hoạt động
và quản lý DN.
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...95
Powered by FlippingBook