70
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
để người dân, DN tự tin đầu tư, nâng cao sức cạnh
tranh, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển
của đất nước.
Bên cạnh hai vấn đề trên, để tạo được đặc trưng
riêng của văn hóa DN Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế cần chú trọng tới các nội dung sau:
Một là,
tôn trọng con người với tư cách là chủ thể
hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động
của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao
tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu
tiên của phát triển DN.
Hai là,
coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu
cơ bản của DN để bồi dưỡng ý thức văn hóa DN cho
toàn thể công nhân viên chức.
Ba là,
coi trọng việc quản lý môi trường vật chất
và tinh thần của DN, tạo ra không gian văn hóa tốt
đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết
nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho DN.
Bốn là,
coi trọng vai trò tham gia quản lý của
công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm
của tất cả các thành viên DN.
Cùng với các nội dung trên, trong giai đoạn hội
nhập kinh tế hiện nay, DN cần chú ý tới 4 đặc điểm
sau: Tính tập thể; tính quy phạm; tính độc đáo; tính
thực tiễn.
Giải pháp đột phá
trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Để xây dựng văn hóa DN trong bối cảnh hội nhập
thì trách nhiệm của từng cá nhân và lãnh đạo DN
Việt Nam là phải chủ động tìm hiểu các quy định của
luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh;
Đồng thời triển khai thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất,
cần tạo dựng môi trường thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh hướng tới thị trường. Việc
các DN phải trở thành các DN tự chủ để phù hợp
với kinh tế thị trường đòi hỏi DN phải nhanh chóng
hình thành quan niệm thị trường linh động, sát với
thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt
như: Giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng
gói, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng,
các kỳ khuyến mãi nhằm hút hàng khách hàng…
Tất cả đều phải hướng tới sức cạnh tranh, giành thị
phần cho DN của mình. Cần phải coi nhu cầu của
thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của
văn hóa DN.
Thứ hai,
xây dựng quan niệm khách hàng là trên
hết. Theo đó, DN phải “thấu hiểu” nhu cầu nguyện
vọng của khách hàng để khai thác sản phẩm mới
và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; xây dựng hệ
thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức
cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng,
nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức
mua của khách hàng; Tiến hành khai thác văn hóa
đối với môi trường sinh tồn của DN, xây dựng
hình ảnh DN thân thiện với khách hàng.
Thứ ba,
các hiệp hội ngành nghề hỗ trợ các DN
tăng cường nhận thức về văn hóa DN và văn hóa
kinh doanh bằng các hoạt động cụ thể như: Tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ
chức các hội thảo, các chương trình đào tạo, tham
quan học hỏi kinh nghiệm xây dựng văn hóa DN ở
một số nước hoặc cấp các dự án cấp bộ về vấn đề văn
hóa kinh doanh và văn hóa DN; Tuyên truyền, phổ
biến các kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên
ngành cho tất cả mọi thành viên trong DN.
Thứ tư,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền với
DN; Ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng,
chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân
hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách,
cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính.
Thứ năm,
khuyến khích tinh thần khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo của DN, nâng cao sức cạnh tranh
các sản phẩm, bảo đảm phát triển bao trùm và bền
vững; Nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp, năng
lực và trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các hiệp
hội DN trong hỗ trợ DN đầu tư cả trong nước và
nước ngoài...
Thứ sáu,
xây dựng chiến lược đầu tư cho con
người để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động
của mỗi cá nhân trong DN, qua đó nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Thứ bảy,
tổ chức các chuyến đi khảo sát văn hóa
DN ở các nước phát triển ở châu Âu, châu Á để
nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm phát triển DN của
các nước này; Đồng thời, tổ chức các cuộc thi, giao
lưu văn hóa và tìm hiểu pháp luật giữa các thành
viên của các DN.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.,TS. Đinh Công Tuấn (10/2012), Văn hóa DN ở Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập,
-
nam/2012/18180/Van-hoa-doanh-nghiep-o-Viet-Nam-trong-thoi-ky-
hoi-nhap.aspx:;
2. Nguyễn Văn Kỷ (2012), Giải pháp xây dựng văn hóa DN Việt Nam, Tạp chí
Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016;
3. Hồ Trọng Lại (2/2018) Các mô hình và quy trình xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, http://
;
4. Lữ Ý Nhi (10/2017), Văn hóa DN - nền tảng để phát triển bền vững, htttp://
doanhnhansaigon.vn;
5. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu Tọa đàm khoa học (2017),
“Xây dựng văn hóa DN trong sự phát triên bền vững – Bí quyết thành công
của các công ty thực phẩm Nhật Bản.