TCTC so 9 ky 2 IN - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
39
khi đó giá trị nguyên vật liệu Trung Quốc nhập khẩu
giảm hơn so với trước rất nhiều. Đầu vào giảm sẽ làm
cho hoạt động sản xuất của nước ta tăng trưởng tích
cực hơn, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt sang các
nước EU, Mỹ sẽ có sức cạnh tranh hơn. Thêm vào đó,
máy móc, nguyên liệu đầu vào của một số ngành như
dệt may, giày da…Việt Nam chưa sản xuất được, buộc
phải nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được lợi vì giá cả
các mặt hàng sẽ rẻ hơn.
Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho Việt Nam
Đứng trước việc phá giá liên tiếp của đồng NDT,
để tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước những
tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, ngày 12/8/2015,
ngân hàngNhà nước Việt Nam(NHNN) đã điều chỉnh
tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2%. Theo đó,
với tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm đó
(ở mức 21.673 VND/USD), các ngân hàng được phép
điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD lên mức tối đa
(trần) là 22.106 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.240 VND/
USD. Sự điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá của NHNN là
động thái thể hiện, phản ứng nhanh, tương đối phù
hợp về mặt thời điểm và được đánh giá là bước đi cần
thiết và kịp thời.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc
phá giá đồng NDT gần 5% là tình hình đặc biệt, có
tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Trung
Quốc và các nước châu Á lại là nhóm đối tác chiếm
tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam, hơn nữa
lại là nước đang nhập siêu khá lớn từ Trung Quốc
thì việc giảm giá đồng tiền của các nước này sẽ có
tác động bất lợi tới tỷ giá và tình hình xuất nhập
khẩu. Tổng lượng kim ngạch thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc chiếm khoảng 15% tổng lượng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, nếu như
Chính phủ Việt Nam không kịp thời và linh hoạt có
những động thái liên quan đến tỷ giá, thì rõ ràng
khả năng cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam sẽ
gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào tỷ giá để duy
trì sức cạnh tranh xuất khẩu, việc nới 1-2% chỉ là một
mặt, còn lại cần xác định nới lúc nào, bao nhiêu % để
kích thích nền kinh tế phát triển trong mối tương quan
giữa các quốc gia - mà đồng USD vẫn là yếu tố chủ
chốt trong thanh toán.Việt Nam cũng không nên phụ
thuộc vào tiền đồng yếu mà cần phải nỗ lực để kiểm
soát tình hình bằng cách tăng năng lực cạnh tranh
thông qua cơ sở hạ tầng tốt hơn và tái cấu trúc cả khu
vực công lẫn tư nhân; thay đổi chính sách đầu tư, nâng
cao chất lượng, hàng hóa sản xuất trong nước để thu
hẹp khoảng cách xuất nhập khẩu giữa Việt nam với
Trung Quốc.
áp lực lên tiền đồng, thị trường chứng khoán... nhưng
cũng có thể làm nhẹ bớt các khoản vay.
Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam mà còn là nước mà Việt Nam
có nhập siêu lớn nhất. Chỉ riêng trong 7 tháng đầu
năm 2015 Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc
28,8 tỷ USD và xuất khẩu chỉ đạt 9,3 tỷ USD. Như
vậy, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 20
tỷ USD. Động thái phá giá này cho thấy, nước này
quyết tâm xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và giải quyết vấn đề dư thừa công suất của mình.
Như vậy, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên phải chịu
sự “tấn công” ồ ạt của hàng hóa Trung Quốc, khi mà
vốn dĩ hiện nay hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập
trong cả nước. Theo đó, GDP sẽ có nguy cơ bị giảm.
Ảnh hưởng lớn nhất có lẽ vẫn là xuất khẩu của Việt
Nam vào Trung Quốc và các nước châu Á. Với đồng
NDT giảm mạnh như vậy, hàng hóa Việt Nam xuất
khẩu không chỉ sang Trung Quốc sẽ trở lên đắt đỏ
hơn, ngay cả khi hàng Việt Nam xuất khẩu sang các
nước châu Á cũng sẽ bị giảm sức cạnh tranh do các
nước châu Á khác cũng buộc phải phá giá đồng nội
tệ của mình. Đương nhiên, theo đà đó, thâm hụt
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể
sẽ tăng lên.
Sau bất ổn của đồng NDT, nhiều lĩnh vực chịu
tác động, trong đó các mặt hàng nông sản Việt bắt
đầu đối mặt với không ít khó khăn từ việc bị ép giá,
phá vỡ hợp đồng của không chỉ đối tác Trung Quốc
mà từ các đầu mối nhập khẩu tại một số thị trường
khác. Không chỉ giảm số lượng và giá trị, nhiều
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gặp khó khi đối
tác Trung Quốc ép giá, hoặc các đầu mối trung gian
nhập khẩu cũng yêu cầu áp tỷ giá với đồng nhân dân
tệ. Nông sản của chúng ta xuất sang Trung Quốc chủ
yếu theo đường tiểu ngạch và biên mậu. Theo số liệu
của Tổng cục Hải quan 7 tháng đầu năm, trong số
3,72 triệu tấn gạo Việt Nam đã xuất khẩu, riêng thị
trường Trung Quốc đã chiếm hơn 38%. Đây cũng là
thị trường nhập khẩu lớn cao su, điều, sắn lát, rau
quả, cà phê, hồ tiêu…
Tuy nhiên, đi liền với những ảnh hưởng tiêu cực đó
thì cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh
tế Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tạo nhiều lợi nhuận
cho những nhà nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, vì
Trung Quốc hiện không chỉ là đối tác thương
mại lớn nhất của Việt Nam mà còn là nước mà
Việt Namcó nhập siêu lớn nhất. Chỉ riêng trong
7 tháng đầu năm 2015 Việt Nam đã nhập siêu
từ Trung Quốc khoảng 20 tỷ USD.
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...60
Powered by FlippingBook