TCTC so 9 ky 2 IN - page 40

44
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh
Gắn liền với sự xuất hiện của kinh tế hàng
hóa và thị trường, hoạt động kinh doanh của con
người ngày nay tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau như sản xuất, buôn bán, dịch vụ, thông tin,
tư vấn... Theo Luật Doanh nghiệp (DN), xét về
mặt bản chất, có thể định nghĩa: “Kinh doanh là
việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi”.
Về mặt lý thuyết, khi tiến hành kinh doanh, các
DN phải cân nhắc kết hợp ba lợi ích: Lợi nhuận
của DN, sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của
khách hàng và lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, trên
thực tế, để có lợi nhuận, con người thường có xu
hướng xâm hại đến lợi ích của người khác.
Còn văn hoá, tuy không trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất nhưng với chức năng quan trọng
hàng đầu là nhận thức giáo dục, thẩm mỹ thì sức
mạnh và hiệu quả của văn hóa sẽ giúp DN có thể
huy động được toàn bộ các năng lực tinh thần của
nguồn nhân lực và tác động tới mọi lĩnh vực trong
kinh doanh. Không chỉ vậy, văn hóa còn có thể
tạo ra lợi thế cạnh tranh hay bất lợi cho mọi DN.
Chính vì vậy, đưa văn hóa vào hoạt động kinh
doanh chính là tạo nên một thao tác sàng lọc, giúp
kinh doanh trở nên lành mạnh hơn. Văn hóa kinh
doanh vững mạnh, sẽ chính là lợi thế cạnh tranh,
tăng khả năng thành công cho DN trên thị trường.
Là một tài sản vô hình nhưng văn hóa đem
lại những giá trị cốt lõi, độc đáo, vô giá cho DN,
giúp DN xây dựng và phát triển thương hiệu cho
riêng mình, tạo nên sự ổn định của DN, sự nhất trí
giữa các thành viên, tạo động cơ làm việc cho mọi
người, từ đó, xây dựng DN thành một khối đoàn
kết, phát triển bền vững. Tóm lại, sở hữu một nền
văn hóa giàu bản sắc trong kinh doanh chính là
DN đã tạo ra được một nguồn nội lực mạnh mẽ,
giúp nâng cao uy tín và thương hiệu của DN với
khách hàng cũng như tiếp thêm sinh lực để DN
tồn tại và đi lên trong một môi trường cạnh tranh
khốc liệt mà vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích của mọi
đối tượng trong môi trường kinh doanh.
Kinh nghiệm xây dựng văn hóa trong kinh
doanh của Amazon
Amazon là hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế
giới, trang web của công ty được mệnh danh là
“Website mang lại sự lựa chọn phong phú nhất
trên thế giới”. Một cuộc khảo sát có quy mô trên
khắp 220 quốc gia với hàng triệu khách hàng ưa
chuộng và đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng
đầu thế giới với 28 triệu mặt hàng khác nhau.
Hãng bán lẻ Amazon bắt đầu với chỉ hai vợ
chồng người sáng lập Jeff Bezos và 3 nhân viên,
trong một gara ô tô giá rẻ. Mục tiêu kinh doanh
mà Jeff Bezos đặt ra vào thời điểm bấy giờ là đúng
một năm sau công ty sẽ bắt đầu công cuộc kinh
doanh sách qua mạng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.
Bằng các chương trình quảng cáo hoặc xây dựng
VĂNHÓAKINHDOANH:
NGUỒNNỘI LỰCMẠNHMẼ CỦA DOANHNGHIỆP
ThS. TRẦN THỊ HƯƠNG NHUNG
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Muốn phát triển bền vững, ngày nay kinh doanh nhất thiết phải gắn với văn hóa. Nghĩa là,
bên cạnh yếu tố về nhân lực, tài lực, vật lực ... thì văn hóa kinh doanh được xem là linh hồn,
là nguồn nội lực mạnhmẽ của một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Từ thực tiễn triển khai của
Amazon - hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xây dựng văn hóa trong kinh doanh hiệu quả.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...60
Powered by FlippingBook