TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
41
kinh tế vĩ mô phù hợp với tình hình kinh tế trong nước
và thế giới hiện nay. Điển hình như:
(i) Đối với công cụ lãi suất: Tiếp tục sử dụng công
cụ lãi suất như giảm lãi suất với các khoản cấp tín
dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu;
(ii) Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Việc giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân
tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các ngân hàng thương
mại. Khi đó, khả năng cho vay của các ngân hàng
thương mại tăng lên và làm cho lãi suất cho vay giảm,
từ đó làm cho lượng cung ứng tiền tăng. Bên cạnh đó,
việc phối hợp với các chính sách khác như: Thuế, hỗ
trợ thông tin và tìm kiếm thị trường cho các DN xuất
khẩu, thủ tục hải quan... cũng nên được triển khai.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nên khai thác những tác
động có lợi, nhất là hang nhập khẩu từ Trung Quốc;
hàng giá rẻ và có lợi cho sản xuất trong nước như
nguyên liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ, dụng cụ
chưa sản xuất được, hoặc sản xuất với chi phí cao. Về
lâu dài, nên có giải pháp giảm thiểu sự phụ thuộc quá
lớn vào nhập khẩu từ Trung Quốc bằng phát triển
mạnh sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh
hàng Việt Nam, phát triển công nghiệp thay thế nhập
khẩu, kiên quyết đa dạng hóa thị trường xuất - nhập
khẩu ra ngoài Trung Quốc, khai thác tác động đầu tư
nước ngoài để cải thiện thâm hụt cán cân thương mại
Việt - Trung.
Tranh thủ thời cơ để cải thiện năng lực cạnh tranh
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, muốn
vậy cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong tạo thuận lợi
thương mại, tiết kiệm chí phí kinh doanh, chi phí hành
chính nhằm tăng giá trị của hàng xuất khẩu Việt Nam
so với thời điểm trước khi phá giá đồng Nhân dân tệ
của Trung Quốc. Đồng thời, cần theo dõi phản ứng
chính sách tỷ giá của các quốc gia khác để tham chiếu
phương thức phản ứng và điều chỉnh.
Tài liệu tham khảo:
1. Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ, Việt Nam sẽ làmmất lợi thế trong TPP?, dantri.
com.vn;
2. Phá giá Nhân dân tệ và nguy cơ tràn ngập hàng Trung Quốc, vneconomy.vn;
3. Lợi ích và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP, thanhnien.com.vn;
4. Việt Nam có lợi ích kinh tế, chính trị khi tham gia TPP, vpia.org.vn.
Nam chủ yếu nhập khẩu của Trung Quốc nguyên phụ
liệu, máy móc, thiết bị (chiếm khoảng 80% chủng loại
mặt hàng). Đây chính là vấn đề lo lắng lớn nhất đối
với Việt Nam, bởi nguyên liệu rẻ từ Trung Quốc sẽ làm
phá sản nhiều DN phát triển công nghiệp hỗ trợ của
Việt Nam như dệt may, điện tử, điện…
Nghiêm trọng hơn là khi các sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam có nguồn gốc nguyên liệu và xuất xứ từ
Trung Quốc, hàng Việt Nam sẽ không được hưởng
ưu đãi thuế quan của các nước thuộc Liên minh châu
Âu (EU), TPP khi vào thị trường này vì quy định khắt
khe: Hàng sản xuất tại Việt Nam phải có nguồn gốc
xuất xứ, linh kiện, nguyên phụ liệu ở Việt Nam, hoặc
một đối tác mà EU hoặc các nước TPP đã ký hiệp
định thương mại tự do (FTA). Trong khi Trung Quốc
lại không phải là đối tác của những khối này. Đây sẽ
là thách thức rất lớn đối với chúng ta bởi nếu các DN
Việt quá ham nhập nguyên liệu, sẽ vấp phải những
hệ lụy bởi các hàng rào phi thuế quan như: Kiện
chống bán phá giá, không được giảm thuế do chứng
chỉ xuất xứ sai hoặc bị loại bỏ khỏi các danh mục
được ưu tiên miễn giảm thuế theo như cam kết…
Đây thực sự là bài toán vô cùng nan giải mà chúng ta
đang tìm cách tháo gỡ.
Giải pháp ứng phó linh hoạt củaViệt Nam
Trước tình hình thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ
đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động
điều chỉnh, nới lỏng biên độ tỷ giá kịp thời từ +-1% lên
+-2%, sau đó lên +-3% và tăng tỷ giá lên 1%, có tính
tới các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tài chính, tiền
tệ, thương mại, đầu tư... và bảo đảm lợi ích chung của
nền kinh tế. Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành liên quan
chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thế
giới, khu vực và trong nước, đánh giá tác động đến
từng lĩnh vực, nhất là các thị trường ngoại tệ, chứng
khoán, thị trường vàng, xuất nhập khẩu, đầu tư, cán
cân thanh toán, ngân sách nhà nước, nợ công, nợ nước
ngoài, sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế;
Thực hiện nhất quán việc điều hành chính sách tiền
tệ, tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường,
giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam; phối hợp chặt
chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các
chính sách khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô;
tăng cường phối hợp, có đối sách phù hợp, tận dụng
tác động tích cực, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến
nền kinh tế.
Mặt khác, để tăng cường hơn nữa tính hiệu quả
trong điều hành chính sách tiền tệ, Chính phủ cần tiếp
tục sử dụng các công cụ khác của chính sách tiền tệ và
phối hợp đồng bộ với các chính sách khác nhằm phát
huy tốt hơn ưu điểm của các công cụ trong điều hành
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu
củaTrungQuốc nguyên phụ liệu, máymóc, thiết
bị (chiếm khoảng 80% chủng loại mặt hàng).
Đây chính là vấn đề lo lắng lớn nhất đối với Việt
Nam, bởi nguyên liệu rẻ từ Trung Quốc sẽ làm
phá sản nhiều DN phát triển công nghiệp hỗ trợ
củaViệt Nam như dệt may, điện tử, điện…