TCTC so 9 ky 2 IN - page 36

40
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, chúng ta còn có lợi
ích về mặt chính trị. Tham gia TPP cũng sẽ góp phần
nâng cao hơn vị thế của Việt Nam trên chính trường
khu vực và thế giới. Với tư cách là một trong những
thành viên sáng lập ra hiệp định tự do mới này, vị thế
của Việt Nam sẽ được nâng cao, không những trong
khu vực mà còn cả trên trường quốc tế. Khi tham gia
TPP, bên cạnh các lợi ích kinh tế thì chúng ta cũng phải
cân nhắc một cách tổng thể các lợi ích khác. Như vậy,
những lợi thế có được khi Việt Nam tham gia TPP là
điều không thể phủ nhận.
Những ảnh hưởng đến lợi thế củaViệt Nam
trong TPP
TPP là hiệp định thương mại tự do thuộc thế hệ
mới, trong đó hầu hết thuế quan hàng hóa trong trao
đổi thương mại giữa 12 nước với nhau sẽ được giảm
về 0 - 5% ngay sau khi TPP có hiệu lực. Như vậy, lợi
thế hàng giá rẻ sẽ thuộc về các nước có chi phí sản
xuất thấp, giá đồng tiền yếu và lợi thế cạnh tranh
tốt…Đây chính là điểm lợi thế cho hàng hóa các nước
như: Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan vào thị
trường Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia… Tuy nhiên,
động thái phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
trong ba ngày liên tiếp từ 11-13/8 vừa qua, đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của các nước, đặc
biệt là Việt Nam. Hàng hóa giá rẻ của chúng ta nay lại
phải cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ hơn rất nhiều của
Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014, Việt
Nam nhập siêu của Trung Quốc hơn 28 tỷ USD. Trong
7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu của nước
này hơn 19,5 tỷ USD. Điều đáng nói là các DN Việt
Lợi ích củaViệt Nam khi tham gia Hiệp định
Hiệp định TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác
Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (P4) được
ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4
nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei. Đến nay,
đã có 12 nước tham gia đàm phán (Singapore, Chile,
New Zealand, Brunei, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia,
Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Khối này bao
phủ 40% GDP kinh tế toàn cầu và dự kiến mang lại
thêm 300 tỷ USD nếu hiệp định hoàn thành. Như vậy,
TPP là một Hiệp định mang tầm thế kỷ, phạm vi ảnh
hưởng của nó rất rộng, đến toàn bộ nền kinh tế của các
nước tham gia ký kết TPP, trong đó có Việt Nam.
Khi Việt Nam tham gia TPP, các doanh nghiệp
(DN) có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường
thông qua các biện pháp cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ
rào cản thương mại, có cơ hội tiếp cận với thị trường
rộng lớn. Cụ thể là Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu
nhờ dỡ bỏ hàng rào thuế quan, mở khóa các thị trường
mới, thúc đẩy đầu tư, khuyến khích đổi mới và tạo ra
việc làm với mức thu nhập cao. Hiệp định còn tạo ra
sân chơi bình đẳng giữa các DN nhà nước và tư nhân,
đây là cơ hội tốt để các DN cạnh tranh bình đẳng với
nhau; giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nền kinh
tế Trung Quốc thông qua thặng dư thương mại với các
thành viên TPP, đặc biệt là Mỹ…
Những mặt hàng có khả năng được hưởng lợi
nhiều nhất từ việc Việt Nam tham gia TPP đó là dệt
may, giầy dép, hàng điện tử. Về nhập khẩu, cơ cấu
nhập khẩu cũng tập trung vào những mặt hàng lớn
nhất, gồm có dệt may, quần áo giầy dép, và nhập
khẩu về dịch vụ. Những mặt hàng này đều đang là
thế mạnh của Việt Nam.
ẢNHHƯỞNGTỪPHÁ GIÁ ĐỒNGNHÂNDÂNTỆ
ĐẾNLỢITHẾCỦAVIỆTNAMTRONGTPP
TRẦN THÙY LINH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Sự kiện Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ trong thời gian từ 11-13/8 (1,9%, 1,6%
và 1,1%) đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay, Việt Namđang
trong quá trình đàmphánHiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì
việc phá giá này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi thế của Việt NamtrongHiệp định.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...60
Powered by FlippingBook