Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 24

26
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
- Đối với việc vay nợ công:
Do nước ta đang trong
giai đoạn phát triển, tích lũy nội bộ còn thấp nên
để đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư công thì bên
cạnh việc mở rộng vay nợ trong nước thông qua
phát hành trái phiếu chính phủ thì cần thiết phải
tăng cường vay nợ nước ngoài. Cả 2 hình thức vay
nợ này đều gây các áp lực lên kinh tế vĩ mô, đặc
biệt là tác động lên lãi suất, hoạt động tín dụng và
đầu tư tư nhân.
- Đối với việc vay nợ nước ngoài:
Kinh nghiệm
của các nước châu Âu cho thấy, các khoản vay nợ
nước ngoài luôn gây ra những rủi ro lớn, không
chỉ là rủi ro tỷ giá, lãi suất, làm tăng gánh nặng
trả nợ, mà nó còn rất dễ gây ra khủng hoảng nợ
một khi các đối tác cho vay quốc tế ngừng cho vay
hoặc tìm cách rút vốn trước hạn. Vì vậy, đối với
việc vay nợ nước ngoài cần phải tính toán, cân
nhắc thận trọng.
- Đối với hoạt động đầu tư công:
Nợ công xét về
bản chất là những khoản nợ của Chính phủ và
trách nhiệm quản lý nợ công là của Chính phủ.
Để có thể sử dụng vốn vay của Chính phủ đem
lại hiệu quả và tránh gây sức ép đối với các nghĩa
vụ trả nợ công trong tương lai đòi hỏi tất cả các
hạng mục đầu tư phải được một cơ quan thẩm
định chung một cách cẩn trọng (kể cả các dự án,
chương trình đầu tư của Trung ương và của các
địa phương), bảo đảm tất cả các dự án, chương
trình đầu tư công đều có trọng tâm và trọng điểm,
ưu tiên các dự án đầu tư tạo nên sự bứt phá cho
tăng trưởng kinh tế, các dự án trong các lĩnh vực
có thể thu hút các thành phần kinh tế khác cùng
tham gia.
Thứ hai,
quản lý nợ công hiệu quả phải trên cơ
sở có các đánh giá đồng nhất.
Để có thể quản lý tình hình sử dụng nợ công
cần phải đưa ra các tiêu chí đánh giá đồng nhất
về hiệu quả đầu tư công. Hiện nay, ở Việt Nam
việc đánh giá hiệu quả đầu tư công nhìn chung
vẫn còn mang tính hình thức, có chăng vẫn được
nhìn nhận đánh giá trên góc độ hiệu quả xã hội là
chính. Điều này làm cho hiệu quả kinh tế của đầu
tư công bị xem nhẹ, thậm chí vốn vay của Chính
năng lực hệ thống kinh tế trong nước, nâng cao
năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế...
Tuy nhiên, các biện pháp này cũng gặp phải
không ít khó khăn. Bản thân các chính sách áp
dụng đã có sự mâu thuẫn theo các quan điểm kinh
tế thường thấy. Trong khi nền kinh tế cần được
kích thích tăng trưởng, thì chi tiêu Chính phủ lại
phải cắt giảm, do đó, dẫn đến làm giảm động lực
tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu những giải pháp
ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công ở một
số nước trong EU, có thể rút ra một số gợi ý giải
pháp cho Việt Nam nhằm cải thiện mức rủi ro đối
với khu vực nợ công hiện nay như sau:
Thứ nhất,
tiếp tục mở rộng nguồn vốn huy
động tập trung cho ngân sách nhà nước đáp ứng
nhu cầu mở rộng đầu tư công.
Thứ hai,
kế hoạch vay nợ phải gắn chặt với kế
hoạch trả nợ, tính toán kỹ các kịch bản rủi ro có
thể xảy ra để đảm bảo năng lực trả nợ của Chính
phủ.
Thứ ba,
đảm bảo ngân sách bền vững, kiểm soát
chặt chẽ chi tiêu ngân sách qua đó giảm bội chi
ngân sách, giảm nợ công.
Thứ tư,
tăng cường sự phối hợp chính sách
kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ.
Việc sử dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ
mô là cần thiết song phải bảo đảm có thể lường
trước các tác động của chúng trong điều hành
kinh tế vĩ mô. Đây là một đòi hỏi mang tính khách
quan, nhưng hầu như chưa được chú ý đúng mức
trong những năm qua tại Việt Nam. Tình trạng
phổ biến hiện nay là các chính sách được các bộ,
ngành sử dụng một cách biệt lập, không có sự hỗ
trợ nhau, thậm chí còn tạo ra sự đối lập, xung đột
chính sách lẫn nhau, gây tổn thất và tạo ra những
bất ổn tiềm tàng đối với nền kinh tế.
Một số đề xuất chính sách trong quản lý nợ
công ở Việt Nam
Từ việc nghiên cứu những vấn đề khủng hoảng
nợ công ở châu Âu, so sánh với thực tiễn nợ công
ở Việt Nam, xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Đối với chính quyền Trung ương
Thứ nhất,
quản lý nợ công có liên quan đến các
hoạt động vay nợ và sử dụng nợ để đầu tư công,
do vậy, tăng cường quản lý nợ công để phát huy
hiệu quả của vốn vay nợ có liên quan mật thiết với
các hoạt động này.
Nợ công của toàn khu vực Eurozone tăng từ
74,6% GDP (2009), 80% (2010), 82,5% (2011),
85,5% (2012), 86,8% (2013), đến 91,9% (2014).
Năm 2015 có 16 quốc gia trong EU đã công bố
tỷ lệ nợ công lớn hơn 60% GDP.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...70
Powered by FlippingBook