68
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
với quy định của Hiến pháp về địa vị pháp lý của
KTNN. Vấn đề kiểm toán công tác quản lý nợ công
hiện chỉ mới được đề cập một cách hạn chế, chưa
rõ ràng.
Hai là,
việc xác lập mối quan hệ phối hợp trong
kiểm toán công tác quản lý nợ công giữa KTNN và
các cơ quan liên quan hiện vẫn còn lỏng lẻo, chưa
chặt chẽ.
Ba là,
việc công khai, minh bạch hóa kết quả kiểm
toán nợ công của KTNN phải dựa trên quy định
bằng văn bản pháp lý nhất định. Điều này, đặt ra
cho cơ quan KTNN phải nhanh chóng xây dựng và
ban hành quy chế công khai kết quả kiểm toán công
tác quản lý nợ công có tính đặc thù bên cạnh quy
chế công khai kết quả kiểm toán nợ công.
Để lấp những khoảng trống trên, cần sớm sửa
đổi, bổ sung công tác quản lý nợ công của KTNN
trong các văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó,
nhiệm vụ kiểm toán công tác quản lý nợ công cũng
cần được quy định rõ ràng, không chỉ kiểm toán các
chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính
phủ, chính quyền địa phương mà cần phải bao
hàm cả công tác quản lý nợ công phù hợp với Luật
KTNN 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2016).
Bên cạnh đó, kiểm toán quản lý nợ công cũng cần
được đặt trong mối quan hệ tổng thể về cải cách tài
chính công nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc
gia, đảm bảo các khoản vay nợ công được sử dụng
đúng mục đích theo quy định của Luật NSNN. Việc
kiểm toán công tác quản lý nợ công phải được thực
hiện theo các tiêu chuẩn thông lệ được chấp nhận.
Đặc biệt, báo cáo kiểm toán chuyên đề về công
tác quản lý nợ công cần được đặt trong mối quan
hệ với quản lý các nguồn lực quốc gia. Các chuyên
đề có thể bao quát từ hình thức vay, trả nợ, các
nghiệp vụ vay nợ, chi phí vay nợ đến tổ chức
quản lý nợ, chiến lược quản lý nợ, quản lý rủi ro
trong việc vay nợ… Thông qua kiểm toán chuyên
đề về nợ công, có thể chỉ rõ những yếu kém bất
cập trong công tác quản lý nợ công, từ đó hình
thành chiến lược quản lý nợ công một cách hiệu
quả và bền vững.
toán công tác quản lý nợ công tại Bộ Tài chính như
một nội dung kiểm toán chi tiết trong nội dung kiểm
toán báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.
Qua thực tiễn kiểm toán, KTNN đã chỉ ra những
tồn tại, bất cập trong các quy định, chính sách liên
quan tới những khía cạnh cụ thể của công tác quản
lý nợ công; đồng thời, đề xuất những kiến nghị
sửa đổi, hoàn thiện chính sách và dự báo mang
tính cảnh báo đối với tình hình vay nợ của ngân
sách địa phương. Thông tin cảnh báo mặc dù còn
khiêm tốn và mới tập trung nhận xét, đánh giá
nhưng cũng phần nào tạo sự chú ý và quan tâm
của Quốc hội, các cơ quan chức năng và dư luận,
công chúng đến tình hình vay nợ của ngân sách
địa phương trong tổng thể nợ công. Việc kiến nghị
của KTNN giúp cho các cơ quan quản lý có những
điều chỉnh phù hợp, kể cả việc bố trí vốn và điều
chỉnh, bổ sung mục tiêu của chương trình, dự án
cho phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, tạo
sức ép để các đơn vị thụ hưởng vốn quản lý chặt
chẽ hơn vốn được giao.
Lấp khoảng trống trong hoạt động kiểm toán
quản lý nợ công
Mặc dù đã có nhiều thuận lợi, tuy nhiên để công
tác kiểm toán quản lý nợ công hiệu quả cũng là một
thách thức bởi vì đây cũng là vấn đề khó, mang
tính chuyên sâu và liên quan nhiều đến chính sách
tiền tệ, tài khoá. Hiện vẫn còn nhiều hạn chế mà
công tác KTNN cần phải quan tâm và khắc phục
trong thời gian tới. Cụ thể như: Mặc dù quá trình
kiểm toán quyết toán NSNN có sự lồng ghép đánh
giá về vay nợ chính phủ và nợ công nhưng cho
đến nay, KTNN vẫn chưa xác nhận được số liệu nợ
công hàng năm.
KTNN cũng chưa đưa ra được ý kiến tầm vĩ mô
để giúp Chính phủ hoàn thiện công tác quản lý nợ
công. Quá trình kiểm toán hiện mới chỉ đi sâu vào
tính tuân thủ của việc vay nợ mà chưa đưa ra ý kiến
về tình hình quản lý để các cơ quan của Chính phủ,
Quốc hội biết và có định hướng sửa đổi.
KTNN chưa thực sự đi sâu đánh giá tình hình
quản lý nợ công. Nhiều vấn đề về quản lý chưa
được đề cập như: Cơ cấu vay nợ, nguồn vay nợ, tính
bền vững của việc vay nợ, chi phí vay nợ, công tác
hoạch toán, cơ chế quản lý vay nợ…
Theo đánh giá của giới chuyên gia, những hạn
chế của hoạt động kiểm toán công tác quản lý nợ
công hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ
thể như:
Một là,
các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành và các văn bản liên quan chưa phù hợp
Thông tin cảnh báo của Kiểm toán Nhà nước
mặc dù còn khiêm tốn và mới tập trung nhận
xét, đánh giá nhưng phần nào đã tạo sự chú ý
và quan tâm của Quốc hội, các cơ quan chức
năng và dư luận, công chúng đến tình hình
quản lý nợ công góp phần thúc đẩy các cơ
quan quản lý nợ công có hướng triển khai hiệu
quả hơn trong tương lai.