Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 56

58
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Những vấn đề đặt ra
Từ phương thức quản lý ngân sách của một số
nước, có thể thấy rằng: Quản lý NSNN theo kết quả
đầu ra và quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu
trung hạn là những phương thức quản lý mới đang
được nhiều nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc
gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi
dào và những nước đang phát triển. Thực tế này xuất
phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia luôn cao
hơn nguồn lực ngân sách và đòi hỏi ngân sách phải
được sử dụng hiệu quả và minh bạch, công khai.
Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính là để
giải quyết nhu cầu trên, bằng cách lượng hóa được
hiệu quả sử dụng ngân sách thông qua những kết quả
đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá,
giám sát được.
Quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung
hạn là một cơ chế giúp phân bổ các nguồn lực công
giữa các ngành và các hoạt động của một ngành trong
phạm vi mức trần ngân sách xác định trước. Nói cách
khác, quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung
hạn giúp phân bổ nguồn tài chính công hạn chế phù
hợp với chính sách và các ưu tiên chiến lược của chính
phủ trong một không gian tài khóa nhiều năm, có xét
đến chi phí cơ hội của các quyết định. Ưu điểm nổi bật
của công cụ này là kế hoạch luôn được bổ sung, cập
nhật hàng năm, làm cho kế hoạch sống động, mang
tính khả thi hơn.
Đối với Việt Nam, đây là những phương thức mới,
để đo lường hiệu quả quản lý ngân sách bằng những
kết quả đầu ra thì theo giới chuyên gia, thời gian tới
nước ta cần có hệ thống khuôn khổ pháp lý đầy đủ, hạ
tầng công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ quản lý với tư
duy và trình độ đủ để tiếp cận với phương thức mới.
Trong bối cảnh nước ta đã quen áp dụng phương thức
quản lý ngân sách truyền thống dựa trên yếu tố đầu
vào, ngân sách vốn đã có quy mô nhỏ lại phải dàn trải
và sử dụng kém hiệu quả. Trước mắt, cần tăng cường
khoán chi và trao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm về
biên chế, kinh phí và sản phẩm, dịch vụ cho đơn vị sử
dụng ngân sách, thực hiện rà soát, đánh giá nghiêm túc
kết quả thực hiện; Từng bước nghiên cứu việc áp dụng
thí điểm phương thức quản lý ngân sách dựa trên kết
quả đầu ra ở một số bộ, ngành khi đủ điều kiện.
Việc kết hợp sử dụng tổng hợp các công cụ trên cho
phép giải quyết mối quan hệ giữa ngân sách hạn chế
với yêu cầu cao về kết quả đầu ra, thể hiện bằng các
chương trình, dự án, các kết quả đầu ra phù hợp và
nằm trong khuôn khổ trung hạn để tăng cường hiệu
quả, hiệu lực trong quản lý chi ngân sách nhà nước.
buộc trách nhiệm giữa người cung cấp với các nhà
quản lý và giữa nhà quản lý với người thực hiện
hoạt động mua và các cơ quan, người dân có trách
nhiệm giám sát.
Trước khi Quốc hội phê duyệt ban hành ngân
sách, Chính phủ đưa ra những tuyên bố về chính
sách bao gồm những mục tiêu cho ngân sách năm
tới và ít nhất 3 năm tiếp theo. Đây là căn cứ để các bộ
xây dựng các chương trình ngân sách, trong đó các
chương trình mới được cân nhắc và thông qua, công
bố rõ ràng trong báo cáo cập nhật kinh tế và tài khóa
ngân sách. Báo cáo đưa ra kế hoạch thu - chi tổng
thể để thực hiện chiến lược. Cùng với đó, Chính phủ
phải thông báo chiến lược tài khóa của mình, báo cáo
về sự thống nhất giữa các quyết định ngân sách so
với chiến lược chính sách, báo cáo chiến lược tài khóa
phải đưa ra dự báo tài khóa về khoản thu - chi ngân
sách trong 10 năm tới.
Thứ hai, quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu
trung hạn.
Đây là một công cụ nhằm liên kết giữa chính
sách, kế hoạch và ngân sách trong một khoản thời
gian trung hạn (3-5 năm) tại cấp độ chính quyền
Trung ương. Công cụ này hướng đến 6 mục tiêu cụ
thể như: Tăng cường kỷ luật tài chính bằng việc ước
tính số dư thực chất hơn đối với kinh tế vĩ mô; tích
hợp thứ tự ưu tiên chính sách khác nhau vào ngân
sách năm, để đảm bảo tính thích hợp; giúp phân bổ
nguồn lực giữa các ngành khác nhau và giữa các
đơn vị trong cùng ngành; dự toán ngân sách dài hơi
hơn cho từng ngành bằng việc cung cấp tầm nhìn từ
3-5 năm; thúc đẩy hiệu quả cho quá trình hoạt động
và làm cho chất lượng tăng cùng chi phí giảm; nhấn
mạnh đến trách nhiệm giải trình đối với các khoản
chi tiêu công.
- Điển hình là tại Na Uy,
nước này đã thiết lập
mô hình quản lý ngân sách dựa trên kết quả hoạt
động, qua đó hướng đến việc thực hiện một cách
nghiêm túc, mang tính kỷ luật tài chính cao liên
quan đến khuôn mẫu kinh tế vĩ mô. Dựa vào cơ cấu
tổ chức của các cơ quan thuộc chính phủ, Na Uy đã
vận dụng mô hình quản lý ngân sách dựa trên kết
quả hoạt động cũng như mô hình quản lý ngân sách
theo kế hoạch chi tiêu trung hạn vào quá trình quản
lý NSNN và phản ánh trong hệ thống kế toán của
các đơn vị công với 6 công việc chính.
Hình thành các mục tiêu về hoạt động của các tổ
chức công có thể đo lường được; sử dụng quy trình
lập dự toán ngân sách theo hướng từ trên xuống;
phân cấp thực hiện ngân sách các đơn vị; phân cấp
việc quản trị nguồn nhân lực và chính sách quản lý
số lượng, chất lượng nhân sự…
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...70
Powered by FlippingBook