Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
59
Kinh nghiệm từ một số nước
Singapore
Singapore đã xây dựng được một hệ thống quản lý
thuế hiện đại, hiệu quả với tốc độ triển khai công nghệ
thông tin hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Cục Thu nội địa Singapore (IRAS) luôn là cơ quan đi
đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công và được
người nộp thuế (NNT) đánh giá cao. Trong một cuộc
điều tra năm 2000, 95% NNT là cá nhân, 83% NNT là
doanh nghiệp (DN) được hỏi cho biết họ thực sự hài
lòng với dịch vụ mà IRAS cung cấp. Các giải pháp mà
Singapore đã thực hiện hướng tới nâng cao tính tuân
thủ của NNT bao gồm: (i) Xây dựng phương châm
ứng xử trên cơ sở phân loại và xác định các nhóm tuân
thủ; (ii) Xây dựng khung chiến lược thúc đẩy sự tuân
thủ tự nguyện; (iii) Triển khai các hoạt động quản lý
hướng đến NNT. Cụ thể như sau:
Một là,
xây dựng phương châm ứng xử trên cơ sở
phân loại, xác định các nhóm tuân thủ.
Căn cứ vào mức độ tuân thủ, NNT được chia thành
4 nhóm: (1) nhóm tuân thủ tự nguyện; (2) nhóm chưa
nhận thức; (3) nhóm bất cẩn; (4) nhóm cố tình không
tuân thủ. Ở Singapore, trong số những NNT, nhóm
đối tượng tuân thủ tự nguyện chiếm đa số, chỉ một số
ít sai phạm do không cẩn thận hoặc chây ỳ khi thực
hiện nghĩa vụ thuế. Để nâng cao sự tuân thủ, cơ quan
thuế Singapore xây dựng các phương châm ứng xử
đối với từng nhóm khác nhau và tạo ra sức ép đối với
các nhóm thiểu số (chưa tuân thủ) bằng các quy tắc
nhất định.
Nhóm 1 bao gồm những người tuân thủ một cách
tự nguyện. Phương châm ứng xử của nhóm này là
“hỗ trợ và phục vụ”. Cơ quan thuế chủ động cung
cấp các dịch vụ và sự hỗ trợ cần thiết để khuyến
khích những đối tượng này tiếp tục thực hiện tốt
nghĩa vụ thuế. Các hình thức hỗ trợ có thể là dịch vụ
điện tử, dịch vụ, cơ chế trả lời tự động… và thông tin
qua trang điện tử của cơ quan thuế.
Nhóm 2 bao gồm những NNT muốn tuân thủ
nhưng cần sự hỗ trợ. Phương châm ứng xử với
nhóm này là “giáo dục để ngăn chặn”. Cơ quan thuế
Singapore thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo
dục để ngăn chặn sự không tuân thủ như áp dụng
dịch vụ nhắc nhở qua điện thoại; nói chuyện với các
hiệp hội thương mại; trao đổi thông tin công cộng.
Nhóm 3 bao gồm những NNT có thể mắc phải
những sai sót trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
thuế do không chú ý, thiếu cẩn thận. Phương châm
ứng xử với nhóm này là “phát hiện và sửa chữa”.
Cơ quan thuế Singapore có các hoạt động nhằm
phát hiện và ngăn chặn sự tái phạm các lỗi mà nhóm
này thường gặp phải. Trong đó, có các chương trình
thanh tra và chương trình “công khai tự nguyện”
để khuyến khích việc sửa các lỗi mắc phải. Chương
trình công khai tự nguyện giúp nhóm này giải quyết
những vấn đề về thuế bằng cách khuyến khích họ
tiến bộ, thực hiện đúng thời hạn, công khai các lỗi
sai hoặc sự bất cẩn.
Nhóm 4 bao gồm những NNT gian lận một cách
có chủ ý và trốn thuế. Phương châm ứng xử với nhóm
này là “phạt và ngăn chặn”. Cơ quan thuế Singapore
áp dụng ngay các biện pháp mạnh đối với nhóm này
NÂNG CAOTÍNHTUÂNTHỦPHÁP LUẬT THUẾ:
KHẢO SÁT KINHNGHIỆMQUỐC TẾ
LÈNG HOÀNG MINH
Tính tuân thủ của người nộp thuế làmột trong những thước đo quan trọng phản ánh hiệu quả
quản lý thuế. Khi tính tuân thủ thuế của người nộp thuế càng cao thì hiệu quả quản lý thuế
càng cao, pháp luật thuế được tổ chức thực hiện nghiêmminh. Qua nghiên cứu kinh nghiệm
một số nước trên thế giới, bài viết nêu ramột số bài học hữu ích, giúp hoàn thiện công nghệ và
phương pháp quản lý để nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế ở Việt Nam.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...70
Powered by FlippingBook