Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
63
có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ này càng cao thì khả
năng thanh khoản của ngân hàng càng cao vì vậy
rủi ro thanh khoản càng thấp;
(4) TLAit là tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ
này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân
hàng càng thấp do đó rủi ro thanh khoản càng cao;
(5) ROEit là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu, bằng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu bình quân. Chỉ số này phản ánh một đồng
vốn đầu tư của chủ sở hữu vào ngân hàng đem lại
cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi
đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp;
(6) GDPt là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi ước
lượng mô hình hồi quy thì GDP được tính bằng
logarit tự nhiên của thu nhập quốc nội thực tế
hàng năm;
(7) INFt là tỷ lệ lạm phát được tính theo chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) theo năm, xác định tại
thời điểm cuối mỗi năm so với tháng 12 của năm
trước đó. Khi ước lượng mô hình hồi quy thì INF
được tính bằng logarit tự nhiên của tỷ lệ lạm
phát hàng năm;
(8) εit là phần dư không quan sát của ngân
hàng i ở thời điểm t.
Thực trạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống
NHTM Việt Nam
Để đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản của
các NHTM tại Việt Nam, tác giả sử dụng chỉ số tỷ
lệ dư nợ so với nguồn vốn huy động. Đây là chỉ
số được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ
Công thức tính khe hở tài trợ:
Khe hở tài trợ = Tổng dư nợ tín dụng trung
bình - Tổng nguồn vốn huy động trung bình
Khe hở tài trợ thể hiện dấu hiệu cảnh báo
về rủi ro thanh khoản trong tương lai của ngân
hàng. Nếu khe hở tài trợ là dương và ngân hàng
có khe hở tài trợ lớn, khi đó sẽ buộc ngân hàng
phải giảm tiền mặt dự trữ và giảm các tài sản
thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường
tiền tệ, dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân
hàng sẽ tăng lên cao.
Thiết kế nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau
liên quan đến rủi ro thanh khoản của NHTM:
Valla và Sacs-Escorbiac (2006) thực hiện nghiên
cứu các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến thanh
khoản của các NHTM tại Anh, hai tác giả đã cho
rằng thanh khoản của ngân hàng phụ thuộc vào
các yếu tố: lợi nhuận ngân hàng, tăng trưởng tín
dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lãi
suất ngắn hạn. Trương Quang Thông (2013) với
bài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến rủi ro
thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam” đã kết luận rằng rủi ro thanh khoản
ngân hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố
bên trong ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dự
trữ thanh khoản, tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn
mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mô
như tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Kế thừa từ những nghiên cứu trên và áp dụng
phương pháp khe hở tài trợ, tác giả đã xây dựng
mô hình hồi quy cho nghiên cứu như sau:
FGAPPit= ci+ λ1SIZEit+ λ2ETAit+ λ3TLAit +
λ4ROEit+ δ1GDPt+ δ1INFt+ εit
Trong đó:
(1) FGAPPit là khe hở tài trợ (khe hở thanh
khoản), bằng tổng dư nợ tín dụng trung bình trừ
tổng nguồn vốn huy động trung bình, chỉ số này
đo lường rủi ro thanh khoản
của ngân hàng thương mại;
(2) SIZEit là chỉ số đại
diện cho qui mô tổng tài
sản của ngân hàng thương
mại i ở năm t. Qui mô ngân
hàng đo bằng logarit tự
nhiên tổng tài sản của ngân
hàng tại thời điểm cuối
năm tài chính;
(3) ETAit là tỷ lệ vốn tự
BẢNG 1: TỶ LỆ DƯ NỢ SO VỚI VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NH M NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014
Nhóm ngân hàng
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
Nhóm 1
87%
95%
86%
85%
86%
Nhóm 2
90%
97%
81%
86%
88%
Nhóm 3 & 4
110% 128% 124% 112% 111%
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM và tính toán của tác giả.
Nhằm ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất
huy động, tháng 3/2011 Ngân hàng Nhà nước
đã ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNN
quy định mức trần lãi suất huy động tiền gửi
là 14% cho các NHTM. Với quy định này, ngân
hàng bị giảm sút nguồn vốn, trong khi nhu
cầu vốn của ngân hàng lớn...
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70
Powered by FlippingBook