66
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thứ nhất,
các NHTM cần xây dựng chiến lược
quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp. Qua nghiên
cứu đã chỉ ra hai nhân tố quy mô tổng tài sản và
tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ảnh hưởng lớn đến
rủi ro thanh khoản. Do đó, mỗi ngân hàng cần
cơ cấu hợp lý nguồn vốn huy động và cho vay
trên thị trường, cân đối giữa tài sản có và tài sản
nợ, xác định mức dự trữ thanh khoản phù hợp tối
ưu nhất, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng và
đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Thứ hai,
các loại rủi ro trong ngân hàng đều
có mối quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như rủi ro
kỳ hạn, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm tăng rủi ro
thanh khoản. Vì vậy, ngoài thực hiện tốt công tác
quản trị rủi ro thanh khoản, các NHTM đồng thời
cần phải quản trị tốt các loại rủi ro khác trong
ngân hàng.
Thứ ba,
cần nâng cao sự phối hợp, hỗ trợ thanh
khoản giữa các ngân hàng trong cùng một hệ
thống ngân hàng. Các ngân hàng đều có những
lúc tạm thời dư thừa thanh khoản và có những
tạm thời thiếu thanh khoản, khi đó sự hỗ trợ
thanh khoản giữa các ngân hàng là việc làm quan
trọng và cần thiết.
Thứ tư,
các NHTM cần thực hiện công tác quản
trị rủi ro thanh khoản theo đúng quy định của
pháp luật và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Theo đó, các NHTM nên có kế hoạch, lộ trình vận
dụng quản lý rủi ro theo hệ thống Basel III, nên
áp dụng một số nguyên tắc và tiêu chuẩn về quản
trị rủi ro thanh khoản được đề cập trong Basel III.
Tài liệu tham khảo:
1. Vodova (2011) “Determiants of Commercial Bank’ Liquidity in the
Czech Republic”, working paper;
2. Valla và Sacs-Escorbiac (2006), Bank-specific and macroeconomic
determinants of liquidity of England banks, working paper;
3. Trương Quang Thông (2013) “Các nhân tố tác độn đến rủi ro thanh
khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”;
4. Báo cáo thường niên của các NHTM giai đoạn 2007-2014;
5. Website của Tổng cục thống kê Việt Nam:
.
nghiên cứu này là phù hợp với diễn biến thực tế
vì khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì ngân
hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường
và càng giảm rủi ro thanh khoản.
Ngoài ra, ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng
tài sản cao thì khi đó ngân hàng sẽ giảm dự trữ
thanh khoản dẫn đến rủi ro thanh khoản tăng lên.
Hơn nữa, khi ngân hàng mở rộng tín dụng sẽ gia
tăng rủi ro tín dụng kéo theo rủi ro thanh khoản
tăng theo.
Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình nghiên cứu
này không chỉ ra mối quan hệ nào giữa rủi ro
thanh khoản của NHTM và lạm phát, tăng trưởng
kinh tế.
Kết luận và gợi ý chính sách
Hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện
nay phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó rủi ro
thanh khoản luôn được các ngân hàng quan tâm
hàng đầu. Thông qua phương pháp hồi quy để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh
khoản, sau đây tác giả xin gợi ý một số chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh
khoản tại các NHTM:
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
BẢNG 5: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VỚI MÔ HÌNH REM
SAU KHI ĐÃ LOẠI BỎ CÁC BIẾN THỪA
Biến
Hệ số hồi quy
Giá trị kiểm định P
SIZE
-0.0371
0.0006
TLA
0.5881
0.0000
C
0.3093
0.0993
R2
0.4586
R2 điều chỉnh
0.4144
Giá trị kiểm định F
23.25
Giá trị kiểm định P
(F – statistic)
0.0000
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews.