TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
67
Vai trò của kiểm toán đối với quản lý nợ công
Theo khoản 1, Điều 118 Hiến pháp 2013, Kiểm
toán Nhà nước (KTNN) là cơ quan do Quốc hội
thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng
tài chính, tài sản công. Hoạt động kiểm toán của
KTNN đối với việc quản lý và sử dụng nợ công
là một nội dung tất yếu và quan trọng trong hoạt
động kiểm toán của KTNN nhằm đảm bảo tính
minh bạch trong quản lý và sử dụng các khoản
nợ công cũng như tính hiệu quả và bền vững của
quản lý nợ công nói riêng và ngân sách nhà nước
(NSNN) nói chung.
KTNN giữ vai trò rất quan trọng đối với công tác
quản lý nợ công bởi những yếu tố sau:
i) Thực hiện xác nhận tính trung thực của thông
tin trên báo cáo vay nợ do các cơ quan quản lý nợ
lập theo định kỳ và đột xuất.
ii) Đảm bảo tính minh bạch và công khai thông
tin về nợ và các chính sách quản lý nợ, các vấn đề
quan trọng trong hoạt động quản lý nợ.
iii) Thực hiện công khai hóa một cách thường
xuyên về nợ công của một quốc gia, qua đó cho
phép các nhà lập pháp, các chủ nợ và các đối tượng
quan tâm khác có các thông tin kịp thời để đánh giá
và dự liệu mức độ nợ có thể kiểm soát được và dự
báo các vấn đề rủi ro có thể xảy ra.
iv) Đánh giá mục đích, tính hiệu quả của việc sử
dụng các khoản vay nợ theo cam kết của các hiệp
định vay nợ, sự phê chuẩn của Quốc hội cũng như
các quy định của pháp luật.
v) Đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo về những
khả năng, những rủi ro tài chính quốc gia tiềm tàng
xét ở tầm vĩ mô và giúp Chính phủ, Quốc hội bao
quát bức tranh toàn diện về thu, chi, quản lý và sử
dụng các khoản nợ, đánh giá tính bền vững của
các khoản nợ, từ đó có các biện pháp và quyết định
phù hợp.
vi) Đưa ra các kiến nghị đồng thời đề xuất giải
pháp giúp các nhà quản lý nợ công có được các biện
pháp, chính sách quản lý nợ một cách hiệu quả.
vii) Kịp thời thông báo cho các cơ quan có thẩm
quyền về những trường hợp bất thường hoặc lỗ
hổng trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công
thông qua kiểm toán tính tuân thủ, tính kinh tế, tính
hiệu quả, hiệu lực. Từ đó, giúp nâng cao công tác
quản lý và sử dụng các khoản nợ công trong từng
trường hợp cụ thể…
Kể từ khi KTNN được thành lập (ngày 11/7/1994)
đến nay, việc kiểm toán nợ công đã được chú ý tuy
mức độ và phạm vi có khác nhau. Tuy nhiên, thời
điểm trước năm 2011, việc triển khai kiểm toán đối
với các khoản nợ Chính phủ, nợ công tần suất chưa
được nhiều và chưa toàn diện, chủ yếu kiểm toán
việc sử dụng các khoản nợ công đối với từng chuyên
đề, dự án cụ thể, đánh giá các khoản nợ của ngân
sách địa phương theo quy định tại khoản 3, điều
8 Luật NSNN 2002 hoặc thực hiện đánh giá tổng
thể việc phân bổ, tổng mức nợ công trong khi kiểm
toán Quyết toán NSNN hàng năm. Và công tác kiểm
công tác quản lý nợ công chỉ mới thực sự được quan
tâm đúng mức trong vài năm trở lại đây. Năm 2011
là năm đầu tiên KTNN bắt đầu đưa nội dung kiểm
VAI TRÒ CỦA KIỂMTOÁNNHÀNƯỚC
ĐỐI VỚI CÔNGTÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG
ThS. PHÙNG THỊ HIỀN
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Kể từ khi Kiểm toán Nhà nước được thành lập (ngày 11/7/1994) đến nay, việc kiểm toán nợ
công đã được chú ý tuy mức độ và phạm vi có khác nhau. Tuy nhiên, để công tác kiểm toán
quản lý nợ công hiệu quả cũng là một thách thức bởi vì đây cũng là vấn đề khó, mang tính
chuyên sâu và liên quan nhiều đến chính sách tiền tệ, tài khoá. Hiện vẫn còn nhiều hạn chế
mà công tác Kiểm toán Nhà nước cần phải quan tâm và khắc phục trong thời gian tới.