TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
61
cách thức khác nhau đối với các nhóm NNT có mức
độ tuân thủ thuế khác nhau. Từ kinh nghiệm các quốc
gia ở trên cho thấy, mức độ tuân thủ của NNT khá đa
dạng, vì vậy, trong công tác quản lý thuế, cần có các
chiến lược quản lý thuế khác nhau đối với các nhóm
NNT có mức độ tuân thủ thuế khác nhau nhằm phát
hiện và khuyến khích sự tuân thủ thuế một cách tự
nguyện và đầy đủ.
Thứ hai,
cần phát huy vai trò của công tác tuyên
truyền, hỗ trợ NNT: Các phòng tư vấn hỗ trợ NNT
lịch sự, thuận tiện cho NNT, có nơi đón tiếp, có ghế
ngồi chờ, có giá để tất cả các tài liệu hướng dẫn và
tờ khai về nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề; trang bị một
số máy tính nối mạng có thể truy cập tìm hiểu chính
sách thuế; các hoạt động tuyên truyền tiến hành dưới
nhiều hình thức dịch vụ phong phú với phương châm
phục vụ khách hàng tốt nhất; tiến hành các chiến dịch
tuyên truyền toàn quốc nhằm nâng cao ý thức nộp
thuế, cũng như quảng bá cho các dịch vụ hỗ trợ NNT.
Thứ ba,
phải coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra
thuế: Lên kế hoạch xây dựng chương trình, quy trình
thanh tra, kiểm tra thuế. Đặc biệt, cần ứng dụng kỹ
thuật quản lý rủi ro vào thanh tra thuế với sự trợ giúp
của công nghệ thông tin. Đồng thời, phải coi trọng việc
đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ thanh tra.
Thứ tư,
công tác thu nợ được thực hiện hiệu quả
theo phương pháp rủi ro với các tiêu chí tuân thủ về
thời gian kê khai, mức nợ thuế, mức thuế năm trước...
Các biện pháp thu nợ mạnh mẽ như: tịch biên tài sản
hoặc thực hiện tố tụng, có thể thỏa thuận trả dần các
khoản nợ.
Thứ năm,
hiện đại hóa công tác quản lý thuế trên
cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ thông tin gắn với
hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống thanh tra
được trang bị đồng bộ hệ thống máy tính; xây dựng
hệ thống tích hợp thông tin; dữ liệu từ doanh nghiệp,
cá nhân; xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật
phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro; thiết kế phần mềm
ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ thanh tra thuế…
Thứ sáu,
thường xuyên thu thập thông tin về NNT,
trong đó, chú trọng các thông tin đánh giá mức độ
tuân thủ thuế của NNT; tìm hiểu rõ những nguyên
nhân, động cơ, mức độ, hành vi không tuân thủ để có
biện pháp quản lý phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
1. Glenn Jenkins and Rup Khadka (1998): Tax reform in Singapore;
2. Jorge Martinez and Robert McnNab (2000): The tax reform Experiment in
Transitional Countries;
3. Lê Xuân Trường – Chủ biên (2010): Giáo trình Quản lý thuế, NXB Tài chính;
4. Văn phòng Quốc hội (2010): Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam, Chuyên đề
nghiên cứu.
nộp thuế được cơ quan thu nội địa Vương quốc Anh
áp dụng từ năm 1996, tác động tới hơn 8 triệu NNT
cá nhân, 700.000 tổ chức hợp danh và 300.000 quỹ tín
thác. Việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp của cơ quan
thuế đã tăng số thu khoảng 350 triệu Bảng trong năm
1999-2000. Đây là kết quả của các giải pháp mà Cơ
quan thuếAnh thực hiện nhằm nâng cao tính tuân thủ
pháp luật của NNT.
- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Đây là
nhiệm vụ cơ bản của cơ quan thuế, nên được tăng
cường cả cán bộ và cơ sở vật chất. Số cán bộ làm công
tác này chiếm 28% số cán bộ toàn ngành Thuế. Tổng số
chi cho công tác này chiếm đến 18% tổng số các khoản
chi phí cho điều hành thu của cơ quan thu nội địa. Các
phòng hỗ trợ NNT rất thuận tiện cho NNT, có nơi đón
tiếp, có ghế ngồi chờ, có giá để tài liệu hướng dẫn và tờ
khai về nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung và bằng nhiều
ngôn ngữ; có trang bị một số máy tính nối mạng để
NNT có thể truy cập tìm hiểu chính sách thuế.
Các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT được tiến
hành dưới nhiều hình thức dịch vụ phong phú với
phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất: Duy trì
hệ thống điện thoại hỗ trợ việc tự kê khai, tự nộp thuế
(hệ thống này trả lời khoảng 1 triệu cuộc gọi/năm);
tiến hành các chiến dịch tuyên truyền toàn quốc nhằm
nâng cao ý thức trong việc nộp tờ khai đúng hạn, cũng
như quảng bá cho các dịch vụ internet và dịch vụ hỗ
trợ của cơ quan thuế.
- Công tác thanh tra cũng được chú trọng. Tỷ lệ cán
bộ làm công tác thanh tra chiếm khoảng 31% tổng số
cán bộ toàn Ngành. Công tác thanh tra được thực hiện
với cơ cấu công việc là 40% từ cơ quan thuế Trung
ương chỉ đạo xuống, 10% đối tượng thanh tra lựa chọn
ngẫu nhiên, 50% đối tượng thanh tra là kế hoạch xây
dựng của cơ quan thuế địa phương.
Đối tượng thanh tra do các đội chuyên gia tiến
hành đánh giá rủi ro và lựa chọn trên cơ sở sử dụng số
liệu tờ khai thuế, hệ thống báo cáo tài chính, các thông
tin trên hệ thống máy tính, kho dữ liệu lịch sử về đối
tượng (kho dữ liệu lưu trữ về tình hình hoạt động
kinh doanh của đối tượng trong 6 năm liên tục); thông
tin của các bên thứ ba; phân tích dữ liệu đối với số
thuế thu được từ các trường hợp thanh tra đã kết thúc.
Cán bộ làm công tác thanh tra thuế của Anh bắt
buộc phải được đào tạo qua đại học và phải có 2 bằng
đại học: 1 bằng đại học kinh tế hoặc đại học thuế và
1 bằng chuyên ngành luật. Hàng năm đều mở các lớp
đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các ngạch thanh
tra viên, thanh tra chính và thanh tra cao cấp.
Bài học đối với Việt Nam
Thứ nhất,
cơ quan thuế cần có các biện pháp và