96
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
cao như Mộc Châu – Sơn La, Mai Châu – Hòa Bình,
Sapa – Lào Cai, Hà Giang…để chào bán sản phẩm với
khách du lịch. Đời sống người dân có cải thiện thì sức
mua mới gia tăng.
- Bộ máy hành chính các Tỉnh vùng Tây Bắc cần sự
phối kết hợp với nhau để tạo cơ chế, chính sách đồng bộ.
Đối với Hiệp hội các DN, hiệp hội các ngành nghề:
- Vận động các DN liên minh, liên kết, hợp tác với
nhau cùng thực hiện trách nhiệm xã hội của DN, sẽ
góp phần chia sẻ gánh nặng về tài chính ban đầu.
- Tập hợp tâm tư, nguyện vọng của DN đến với
Nhà nước, Chính phủ để họ nhận được những hỗ trợ
thiết thực và kịp thời trong quá trình hoạt động.
- Tổ chức thông tin cho các DN những thay đổi từ
phía thị trường, đặc biệt là những thay đổi liên quan
đến yêu cầu đối với DN về trách nhiệm xã hội của DN.
Ví dụ: khi DN nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm với
các thị trường ngoài nước, thì cần thông tin cho DN về
yêu cầu của thị trường đó với các bộ quy tắc ứng xử và
các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của DN.
Đối với bản thân các DN:
- DN chủ động tìm hiểu các quy tắc ứng xử và các
tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của DN theo các khu
vực thị trường hoặc khối hiệp ước kinh tế hiện nay.
- Nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của DN trong phát triển
kinh tế bền vững.
- Cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về trách nhiệm
xã hội của DN theo một lộ trình hợp lý, đảm bảo hài
hòa mục tiêu của DN với mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội vùng Tây Bắc.
Đối với khách hàng người tiêu dùng:
- Người tiêu dùng cần hiểu rõ quyền lợi của khách
hàng trong mua sắm, từ đó, có những yêu cầu cụ thể
với DN về thực hiện trách nhiệm xã hội của DN như:
Cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa, xuất xứ,
thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất…
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của DN, kịp thời báo cho các cơ quan có chức năng
những vi phạm của DN, để có biện pháp xử lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Nhung (2012), Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh
tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế quốc dân;
2. PGS.,TS.Nguyễn Đình Tài (2009), Trách nhiệm xã hội của DN: Các vấn đề đặt ra
hômnay và giải pháp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương;
3. Ngân hàng Nhà nước, Hội nghị xúc tiến đầu tư và biểu dương các DN tiêu biểu
vùng Tây Bắc.
cực, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 24,7 triệu
đồng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 26
nghìn tỷ đồng (tăng 30% so với năm trước). Tỷ lệ hộ
nghèo toàn vùng năm 2014 còn 18,2% (giảm 4,3% so
với năm trước)…
Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn
nhân lực, vị trí địa lý thì khu vực Tây Bắc có những lợi
thế tiềm năng cực lớn so với những vùng khác. Các
chuyên gia đã chỉ ra ba lợi thế tiềm năng mà các tỉnh
Tây Bắc hoàn toàn có thể tập trung bứt phá, vươn lên:
Thứ nhất,
lợi thế của xu hướng di chuyển các nhà
máy từ vùng đồng bằng lên vùng núi nhằmmở không
gian phát triển, giảm chi phí nhân lực, cũng như bảo
vệ môi trường… của các tập đoàn nước ngoài cũng
như trong nước.
Thứ hai,
phát triển các khu nông nghiệp công nghệ
cao trên cơ sở tài nguyên khí hậu, thổ nhưỡng. Hiện
nay, rất nhiều người dân ở Thủ đô và một vài tỉnh
lân cận có xu hướng chọn lựa Hoà Bình và các tỉnh
Tây Bắc làm nơi nghỉ cuối tuần. Chính vì vậy, một số
tỉnh vùng núi phía bắc hoàn toàn có thể xây dựng, để
trở thành “bếp ăn” cung cấp cho Hà Nội và khu vực
đồng bằng.
Thứ ba,
những giá trị thiên nhiên hoang dã, các cao
nguyên cỏ, các cao nguyên đá, những khu di tích lịch
sử cũng sẽ là những lợi thế của vùng để phát triển du
lịch. Ngoài ra, tuy vị trí địa lý xa Thủ đô Hà Nội và các
tỉnh đồng bằng nhưng vùng lại nằm giáp phía Nam
Trung Quốc với thị trường rộng lớn 600 triệu dân.
Với tiềm năng và lợi thế trên, có thể khẳng định
rằng, việc phát triển kinh tế Tây Bắc là một tất yếu đã
và đang nhận được sự quan tâm của DN. Tuy nhiên,
vấn đề trách nhiệm xã hội của DN lại chưa được các
DN vùng Tây Bắc đề cập nhiều, điều này đặt ra yêu
cầu trong thời gian tới cần được nêu ra và thực hành
song song với các dự án phát triển Tây Bắc.
Một số kiến nghị đề xuất
Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
- Tuyên truyền cho DNvề trách nhiệmxã hội của DN
và xây dựng những quy định, chế tài để xử lý DN, khi
xảy ra các vấn đề vi phạm trách nhiệm xã hội của DN.
- Khuyến khích các DN ở Tây Bắc cam kết thực
hiện trách nhiệm xã hội của DN, có cơ chế, chính sách
biện pháp hỗ trợ tương xứng với những cam kết mà
DN đưa ra.
- Nhà nước kết hợp với DN chú trọng đầu tư về
giáo dục: Phổ cập kiến thức cho người dân như: Mở
các lớp dạy tiếng Kinh cho người dân tộc thiểu số,
lớp dạy kiến thức nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề thủ
công, đặc biệt là ở các khu vực thu hút khách du lịch