TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
95
có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những
chương trình từ thiện do các DN thực hiện như: đóng
góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật...
Các chính sách về trách nhiệm xã hội của DN trong
bản thân các DN như: đối xử bình đẳng giữa nam giới
và nữ giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại công
bằng xã hội nói chung.
Một đóng góp quan trọng nữa của trách nhiệm xã
hội của DN ở cấp quốc gia, đó là góp phần bảo vệ môi
trường. Điều này được xem là một đóng góp rất quan
trọng trong điều kiện ô nhiễm môi trường hiện đang
đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết. Nhất là
trong thời gian gần đây, đang có quá nhiều vấn đề liên
quan đến việc các DN, các khu công nghiệp xả chất
thải chưa xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm và thiệt
hại lớn về tinh thần cũng như vật chất của người dân
và đất nước…
Đến phát triển kinh tế bền vững vùng Tây Bắc
Ngày 4/4/2015 vừa qua, tại cao nguyên Mộc Châu
tỉnh Sơn La, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và
biểu dương các DN tiêu biểu vùng Tây Bắc. Các ý kiến
tham luận tại hội nghị đều nhấn mạnh, nhờ sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước và sự đóng góp không
nhỏ của các DN trong nước và quốc tế, kinh tế - xã hội
vùng Tây Bắc thời gian qua đã có những chuyển biết
rõ nét trên từng lĩnh vực. Tăng trưởng GDP toàn vùng
bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 9,54%, năm 2014
đạt 8,79%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
Từ trách nhiệmdoanh nghiệp với xã hội...
Không chỉ ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (DN) là vấn đề đã được các nước quan
tâm phát triển và thực hiện từ thế kỷ XX. Hiện có 4
nhóm đối tượng mà DN phải có trách nhiệm trong
ứng xử, đó là:
Một là,
thị trường và người tiêu dùng, bao gồm
cả nhà đầu tư, nhà cung ứng và các đối tác hợp tác
khác: DN không chỉ đảm bảo kinh doanh đúng pháp
luật mà còn phải đảm bảo và tôn trọng các lợi ích hợp
pháp, chính đáng của khách hàng và các đối tác. Do
đó, các hành vi kinh doanh chụp giật, vì lợi ích trước
mắt của DNmà vi phạm pháp luật, quy định của Nhà
nước và không đảm bảo lợi ích của khách hàng và đối
tác đều không phù hợp.
Hai là,
người lao động: DN đảm bảo thực hiện các
cam kết trong hợp đồng lao động, chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho người lao động, có chính sách
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề…
Ba là,
cộng đồng trong khu vực và trong xã hội
nói chung.
Bốn là,
môi trường sống.
Những lợi ích đạt được khi các DN thực hiện trách
nhiệm xã hội. Cụ thể gồm:
Thứ nhất, đối với bản thân DN:
Trách nhiệm xã hội
của DN có thể góp phần nâng cao thương hiệu DN,
giúp DN tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận
hơn, đặc biệt là giúp DN tăng tính cạnh tranh trong
bối cảnh nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh
như hiện nay.
Thứ hai, đối với quốc gia:
Trách nhiệm xã hội của DN
GẮNTRÁCHNHIỆMXÃHỘICỦADOANHNGHIỆP
VỚI PHÁT TRIỂNKINHTẾ BỀNVỮNGVÙNGTÂY BẮC?
ThS. ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN -
Đại học Thương mại
Nhà nước và Chính phủ đã và đang xây dựng, hoạch định các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Bắc nhằm phát huy lợi thế và vị trí địa kinh tế của vùng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu
hiện chỉ chú trọng tới xây dựng và hoạch định các biện pháp về phát triển kinh tế, thị trường, du
lịch… ít đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc đảm bảo sự phát triển bền
vững. Bài viết đề cập đến vấn đề vận động và yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với phát triển kinh tế bền vững vùng Tây Bắc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng trọng điểm của đất
nước…
•
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững, kinh tế - xã hội, Tây Bắc.