TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
17
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho DN phát triển,
chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, Chính phủ
giao cho các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các quy định hiện hành về
chính sách cấpphép xuất nhậpkhẩu, quản lý thị trường,
cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ theo hướng tạo thuận
lợi, giảm chi phí DN theo đúng các cam kết quốc tế.
Đồng thời, xây dựng Đề án tổ chức lại thị trường trong
nước và thị trường biên mậu, đẩy mạnh Chương trình
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trình
Chính phủ trong quý III/2016; Xây dựng Chiến lược
tổng thể phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến
2025, tầm nhìn đến 2035, chú trọng phát triển hệ thống
bán lẻ, thúc đẩy sản xuất và khuyến khích tiêu dùng
hàng Việt Nam, trình Chính phủ trong quý I/2017; Tăng
cường cung cấp, phổ biến thông tin và các hướng dẫn
thực thi cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc
tế (ASEAN, WTO, APEC, ASEM...) và các hiệp định
kinh tế - thương mại, đặc biệt là các hiệp định - thương
mại tự do thế hệmới để nâng cao năng lực hội nhập cho
doanh nghiệp, tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu
và đầu tư, đặc biệt là về AEC, TPP, RCEP…; Nghiên
cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu
tư phát triển cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho DN
nhỏ và vừa, DN ở vùng nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh
các hoạt động khuyến công...
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ mới đây, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, “Chúng ta
sẽ không lùi bước trước khó khăn, thách thức. Chính
phủ sẽ quyết tâm tháo gỡ khó khăn, rào cản phát
triển, từng bước đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, tiêu cực,
nâng cao kỷ cương phép nước, bảo đảm tăng nguồn
thu cho ngân sách”. Thủ tướng cũng lưu ý các thành
viên Chính phủ cần nâng cao tinh thần kỷ cương,
kỷ luật, chống bệnh hình thức, không để xảy ra tình
trạng nói mà không làm.
Tài liệu tham khảo:
1. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa Thu năm 2015;
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2016: Báo cáo về thực trạng và
kiến nghị với Thủ tướng và các bộ ngành có liên quan;
3. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến
năm 2020.
mạnh không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ
theo quy định của pháp luật là điều cần nghiêm túc
thực hiện.
Quyết tâm của Chính phủ về cải cách và nâng cao
chất lượng các quy định về điều kiện kinh doanh, bắt
đầu từ việc cần làm ngay là tập hợp rà soát các quy
định về điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý
Nhà nước ở các bộ, ngành và cơ quan liên quan, thực
hiện công bố công khai để DN hiểu và thực hiện. Đơn
giản hóa, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh. Kiên
quyết bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không còn
phù hợp, nghiêm cấm ban hành bất cứ điều kiện kinh
doanh mới, nhất là giấy phép con, trái quy định pháp
luật, ban hành không đúng thẩm quyền gây khó khăn
cho DN trong thực thi, bảo đảm sự cần thiết, hiệu
lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước. Đồng thời,
với đổi mới tư duy, phương pháp và công cụ quản
lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị
trường, áp dụng cấp phép tự động và thực hiện hậu
kiểm; rà soát, loại bỏ các quy định về điều kiện kinh
doanh ra khỏi các văn bản quy định về tiêu chuẩn,
quy chuẩn, các sản phẩm và chất lượng sản phẩm để
tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư DN. Trong công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát cần hướng tới mục tiêu
hỗ trợ, hướng dẫn DN và kết quả đánh giá hiệu lực
quản lý, không trùng lắp trong việc thanh tra, nhằm
hướng đến minh bạch hơn, chống tiêu cực và tham
nhũng để tạo điều kiện cho DN.
Chủ trương cải cách thủ tục hành chính, nổi lên
là thực hiện “một cửa, một dấu” đã được đặt ra từ
khá lâu, nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận việc
thực hiện vẫn chưa được bao nhiêu, “rừng” văn bản
thủ tục vẫn tồn tại. Khi Nghị quyết đã rất rõ ràng,
rất mạnh mẽ thì vấn đề còn lại và cực kỳ hệ trọng
là triển khai thực hiện thế nào trong thực tiễn. Đã
có biết bao chỉ thị, thông tư... bị lãng quên vì người
ta không chịu thực hiện, do thiếu cơ chế giám sát,
cũng như những chế tài xử lý nhưng đơn vị, cá nhân
không thực hiện. Chính vì vậy, lần này Nghị quyết
của Chính phủ khẳng định rất rõ ràng: Chủ tịch
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
phải tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai
lần/năm với cộng đồng DN, báo chí để kịp thời nắm
bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trên
địa bàn; thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi
đáp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của tỉnh,
thành phố để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải
đáp cho DN. Nếu như trước đây DN phải tìm cách
đến được với quan chức thì nay trách nhiệm của các
quan chức địa phương, kể cả Chủ tịch UBND các
tỉnh/thành phố phải chủ động gặp DN, lắng nghe và
cởi bỏ khó khăn, vướng mắc cho họ.
“Chúng ta sẽ không lùi bước trước khó khăn,
thách thức. Chính phủ sẽ quyết tâm tháo gỡ
khó khăn, rào cản phát triển, từng bước đẩy lùi
tệ nạn thamnhũng, tiêu cực, nâng cao kỷ cương
phép nước, bảo đảm tăng nguồn thu cho ngân
sách” -
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc.