66
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác
ASEAN, APEC, ASEM và các cuộc hội thảo về hợp
tác đầu tư trong nước và ngoài nước. Chú trọng
phát triển các hoạt động phối hợp chính sách với
từng đối tác thành viên trong AEC để tạo khả năng
thích nghi lẫn nhau song phương có hiệu quả.
Thứ ba,
về phát triển nguồn nhân lực:
Thành phố
Hà Nội cần xây dựng và ban hành quy chế về tuyển
chọn và bố trí cán bộ tham gia hội đồng quản trị
và quản lý DN liên doanh. Trong đó, quy định rõ
các tiêu chuẩn tuyển chọn về phẩm chất chính trị
và đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ, năng lực
lãnh đạo, quản lý… cũng như trách nhiệm, nghĩa
vụ và quyền lợi của cán bộ làm việc tại các DN liên
doanh. Chú trọng việc xây dựng kế hoạch và thực
hiện công tác đào tạo và đào tạo lại bằng nhiều hình
thức khác nhau cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên
có triển vọng và đạo đức tốt, am hiểu luật pháp,
thông lệ quốc tế và các kỹ năng chuyên ngành phù
hợp DN được bố trí, nhất là đối với những ngành
nghề, những DN trọng điểm.
Cùng với sự phát triển nhanh về tốc độ tăng
trưởng kinh tế, sự phát triển nhanh chóng các
ngành công nghiệp, các KCN tập trung… đã làm
gia tăng nhu cầu lao động đã qua đào tạo trên địa
bàn. Thành phố cần nhanh chóng xây dựng kế
hoạch tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật lành
nghề, đặc biệt là những ngành nghề mà nhiều DN
FDI có nhu cầu. Hệ thống đào tạo nghề phải đổi
mới theo hướng nâng cao chất lượng, tính thực tiễn
và hiệu quả nhằm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ
thuật, nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ đáp ứng
nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.
Thứ tư,
chú trọng thu hút các DN FDI “sạch”,
thân thiện với môi trường. Hà Nội cần thực hiện
nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ
quan nhà nước đối với các DN FDI về môi trường;
đánh giá một cách khoa học, khách quan những
vấn đề môi trường đang tồn tại và những nguy cơ
có thể xảy ra, trên cơ sở đó đưa yêu cầu bắt buộc
đối với DN FDI về các phương án biện pháp khắc
phục chất thải ra môi trường bên ngoài và phải
được cơ quan thẩm quyền phê duyệt từ trước khi
dự án được thành lập.
Tài liệu tham khảo:
1. h t t p : / / t h o i b a o n g a n h a n g. v n / h a - n o i - t r i e n - vo n g - t hu - hu t -
fdi-45211.html;
2.
-
thu-hut-von-FDI.html;
3.http://baodauthau.vn/dau-tu/day-manh-thu-hut-dau-tu-vao-ha-
noi-22592.html.
AEC, TP. Hà Nội cần quan tâm chú trọng các giải
pháp sau:
Thứ nhất,
về môi trường đầu tư:
Nhà nước cần
tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh và hoàn
thiện hệ thống pháp luật liên quan đến FDI, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI phát triển
theo đúng định hướng và phù hợp với yêu cầu chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hội nhập
sâu vào AEC. Chính sách cần được hoàn thiện có
tính đón đầu ở mức độ phù hợp, đặc biệt là xu
hướng mở rộng và phát triển theo chiều sâu liên
kết kinh tế và hội nhập. Cần khai thác tính khác
biệt giữa các quy định trong AEC cũng như các
quy định trong các hiệp định thương mại tự do,
đầu tư, đối tác kinh tế được ký kết giữa các nước
trong AEC với các nước không tham gia sân chơi
chung này. Đa dạng hóa các hình thức FDI để khai
thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới. Đồng thời,
mở rộng lĩnh vực thu hút FDI phù hợp với các cam
kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và tham gia AEC.
Đối với TP. Hà Nội, cần áp dụng rộng rãi mô
hình đầu tư đối tác công – tư (PPP) để kích thích
dòng vốn FDI. Đây là mô hình đang được nhiều
nước trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) triển khai thành công và là
một trong những giải pháp đảm bảo sự hài hòa
lợi ích của các bên, với những chính sách cởi mở,
tạo ra môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư. Bên
cạnh đó, khi mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài
thông qua mô hình PPP, việc bảo đảm tính tường
minh, thống nhất các thông tin, luật định và một
môi trường cạnh tranh công bằng giữa nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài là đòi hỏi thiết yếu.
UBND Thành phố cần tiếp tục rà soát và hợp lý
hóa quy trình, thời gian thực hiện các khâu từ lúc
mới hình thành, thẩm định và cấp phép đầu tư đến
khi triển khai dự án sau cấp phép đầu tư, đảm bảo
tính hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu, giảm thiểu và tiến
tới xóa bỏ các trường hợp “xin cho”, gây khó khăn
cho các nhà đầu tư.
Thứ hai, về công tác xúc tiến đầu tư:
Cần phải được
triển khai đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của các
sở, ban ngành của Thành phố, thường xuyên đổi
mới về nội dung và phương thức vận động, xúc
tiến đầu tư. Các chương trình vận động xúc tiến
đầu tư phải được thực hiện theo ngành, lĩnh vực,
địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng vào
các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và
công nghệ cao. Về đối tác, cần mở rộng, đa phương
hóa quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư thông qua
các hoạt động đối ngoại, các diễn đàn quốc tế, các