Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 48

52
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
hẹp, hình thức huy động vốn thông qua phát hành
trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa
phương được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để
bù đắp thiếu hụt ngân sách, đồng thời còn tập trung
được lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội để tăng nguồn
chi cho phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của ngân sách mà không lệ thuộc vào vay
nợ nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm
dụng biện pháp này, bởi khi vay nợ quá lớn sẽ tạo
ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai,
cần rà soát lại các quy hoạch để tối ưu
hóa về kỹ thuật, giảm thiểu lượng vốn đầu tư lý
thuyết cần thiết và tăng cơ hội thực tế huy động
vốn đầu tư xã hội hóa và lan tỏa của từng gói đầu
tư theo tiến độ quy hoạch các hạng mục liên quan.
Thứ ba,
cần chủ động xây dựng và đề xuất các
cơ chế chính sách mới cần thiết nhằm kích thích thu
hút nguồn vốn FDI và các nguồn vốn đầu tư xã hội
khác cho triển khai các quy hoạch. Cụ thể như: Ưu
tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho những dự
án, khâu then chốt mở đường và tạo sự lan tỏa thu
hút các nguồn vốn khác; Tạo hành lang pháp lý, môi
trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh
tế tham gia đầu tư trực tiếp và gián tiếp phát triển
theo quy hoạch được duyệt, nhất là các dự án đầu
tư phát triển vui chơi giải trí, thể thao và có khả
năng sinh lợi khác; Phát triển thị trường tài chính
và tăng huy động vốn trên thị trường tài chính Thủ
đô; khuyến khích phát triển các hình thức tài trợ
vốn qua các công ty đầu tư tài chính, phát hành cổ
phiếu, trái phiếu và thuê mua tài chính. Thuê mua
tài chính có nhiều ưu thế hơn các loại tín dụng khác
như: Thời hạn thanh toán mềm dẻo; mức độ đáp
ứng về vốn/tổng nhu cầu vốn đầu tư cao hơn; thủ
tục đơn giản hơn…
Thứ tư,
tăng cường cụ thể hóa và công khai hóa,
minh bạch hóa thông tin quy hoạch và quản lý quy
hoạch, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư mang
tính chuyên nghiệp cao để thu hút đầu tư thông qua
các hình thức như tổ chức hội nghị, sự kiện; xây
dựng các tài liệu chuyên đề, tập gấp, tờ rơi, sách,
biển quảng cáo và các ấn phẩm khác…
sản cũng như áp lực xã hội từ thiếu việc làm và
an ninh lương thực. Chưa kể, một số quy định
pháp lý chung như: Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số
63/NQ-CP ngày 23/12/2009 về đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia; Nghị quyết số 49/2010/QH12
ngày 19/6/2010 về dự án, công trình quan trọng
quốc gia trình quốc hội chủ trương đầu tư… cũng
đang hạn chế phần nào kênh huy động vốn qua
đất đai.
Vấn đề huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước lại càng khó khăn hơn, bởi nguồn thu cũng
như tỷ lệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương hiện còn eo hẹp. Nguồn vốn huy động
từ trái phiếu Thủ đô và trái phiếu Chính phủ cũng
vậy, bị giới hạn bởi nguyên tắc tự chi trả bằng nguồn
ngân sách thành phố và bị giới hạn bởi trần nợ công
chung cả nước cũng như kế hoạch phát hành trái
phiếu Chính phủ do Quốc hội phê duyệt… Các hình
thức huy động khác qua kênh ODA, BTO, BOT…
hiện cũng đang bị hạn chế về nguồn tự chi trả của
ngân sách nhà nước các cấp thành phố.
Biện pháp để bù đắp sự thiếu hụt
Rõ ràng, so với các hình thức huy động vốn ở
trên thì hình thức huy động vốn từ đầu tư nước
ngoài (FDI) và hợp tác công tư là có nhiều triển
vọng hơn cả. Triển vọng thu hút vốn nhiều nhất qua
các kênh này là các dự án trong các quy hoạch thuộc
lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã
hội có khả năng thu phí hoặc kêu gọi đầu tư để hoàn
vốn, nhất là dự án khu công nghiệp, khu đô thị, nhà
ở, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,
chợ và một số công trình giao thông liên tỉnh, liên
vùng… Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả các hình
thức huy động vốn trên, thời gian tới Thủ đô cần tập
trung chú ý thực hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
cần tận dụng tối đa hóa nguồn vốn đầu
tư của ngân sách nhà nước, bao gồm nguồn vốn tích
lũy đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn huy
động từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Thủ đô
và các nguồn vốn khác từ quỹ dự trữ tài chính, các
tài sản của Nhà nước… Đây là những nguồn vốn
hết sức quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên, cần
coi trọng giải quyết hài hòa về lợi ích kinh tế giữa
Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành
các chính sách, chế độ động viên vào ngân sách nhà
nước thông qua thuế và phí; vừa bảo đảm nguồn
thu tài chính để Nhà nước thực hiện điều chỉnh nền
kinh tế vĩ mô.
Trong điều kiện tích lũy từ nội bộ nền kinh tế
còn thấp, nguồn thu của ngân sách nhà nước còn eo
Để tạo động lực phát triển thành phố 10 năm
tới, giai đoạn 2010-2020, TP. Hà Nội đầu tư
tổng kinh phí khoảng 30,7 tỷ USD xây dựng
các công trình hạ tầng k thuật khung (hệ
thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất
thải rắn…), trong đó, giao thông chiếm 56%
tổng vốn đầu tư.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...68
Powered by FlippingBook